Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Diệu vợi Cà Lò

PV - 15:36, 02/06/2021

Sẽ không ngoa khi nói rằng, đời sống hiện đại còn khá xa vời với người dân xóm Cà Lò, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Cho tới bây giờ, Cà Lò vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ với núi non hùng vĩ và những phong tục truyền thống của cộng đồng người Dao sinh sống nơi đây. Cà Lò chính là “món quà” bất ngờ cho những người ưa tìm tòi, khám phá văn hóa bản địa nhưng cũng khiến người ta không khỏi chạnh lòng vì độ nghèo khó của xóm biên giới xa xôi này.

Xóm biên giới Cà Lò. Ảnh: Bích Nguyên
Xóm biên giới Cà Lò. Ảnh: Bích Nguyên

Trầm mặc trong gió sương

Đường vào Cà Lò khiến tôi sởn gai ốc. Dù đã nhiều lần đi trên những cung đường biên giới khấp khểnh nhưng con đường này thực sự là một thử thách với tôi. Mặt đường nhỏ hẹp, toàn đá hộc, ghập ghềnh, nhấp nhô. Một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút, chúng tôi chỉ sơ sẩy một chút là xe có thể bị lật, rơi xuống vực. Đường dài hun hút, càng đi càng thăm thẳm, cây cỏ mọc um tùm, không một vết xe đi khiến tôi có cảm giác choáng ngợp, lo lắng.

Có một điều khá thú vị là ở khu vực núi non này có những khe nước nhỏ mà ở đó, năm 2019, lần đầu tiên một phượt thủ tên Bùi Tuấn Hùng đã tình cờ phát hiện ra loài cá lạ có 4 chân, đuôi dài, da lưng sần sùi như da cóc, bụng có hoa gấm cóc. Sau đó, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam xác định đó là cá cóc quý hiếm, có thể sống được cả trên cạn và dưới nước. Đây là loài cá đã từng được phát hiện ở Vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Sau khoảng gần 3 tiếng đồng hồ đánh vật với con đường dài hơn chục km, chúng tôi đã tới đích đến. Trước mặt tôi là những võng núi. Giữa võng núi ấy hiện lên những ngôi nhà mái ngói rêu phong, trầm mặc dưới ráng chiều. Ngay lúc này, dưới bầu trời trong xanh, nắng vàng, Cà Lò khoe mình với vẻ đẹp rực rỡ, lung linh sác màu tựa một bức bức tranh cổ. Vẻ đẹp của Cà Lò nằm ở những nếp nhà sàn truyền thống, mái ngói rêu phong nhuốm màu thời gian giữa không gian của núi non hùng vĩ. Cư dân làm nhà trên sườn núi, nhìn từ xa cứ như thể chúng được xếp chồng lên nhau, lớp trước, lớp sau. Ở đây có những ngôi nhà sàn có lẽ tới cả 100 tuổi, là nơi sinh sống của 3-4 thế hệ trong gia đình.

Cư dân sinh sống ở Cà Lò 100% là người Dao. Họ sống chan hòa, thân thiện với thiên nhiên. Mặt trời xuống thấp dần, chẳng mấy chốc đã khuất sau đỉnh núi. Chỉ còn lại những mảng sáng vàng nhạt sáng từ phía chân trời. Khói bếp bắt đầu vấn vương trên nóc nhà. Lúc này, Cà Lò càng trở lên huyền bí. Chúng tôi bước lên cầu thang, vào thăm nhà ông Chảo Khì Nhàn, 60 tuổi. Ông cùng vợ và một người đàn ông đang nấu bữa tối. Cả 3 người đều không biết nói tiếng Việt. Trong nhà không có một thứ tài sản gì đáng giá. Trên bếp là một nồi cháo ngô đang sôi sùng sục.

Những đứa trẻ lem luốc ở Cà Lò. Ảnh: Bích Nguyên
Những đứa trẻ lem luốc ở Cà Lò. Ảnh: Bích Nguyên

Một lúc sau, con trai ông Nhàn mang về một con lợn đã được mổ thịt. Anh con trai bầy nguyên con lợn lên chiếc bàn, đặt trước nơi thờ cúng của gia đình, rồi lấy giấy bản, bày biện chuẩn bị cho một lễ cúng. Chúng tôi hỏi chuyện người con trai, mới biết họ cùng chuẩn bị mọi thứ để làm lễ cúng mừng lúa mới, cơm mới. Lễ mừng lúa mới được người Dao tiến hành trước khi bước vào vụ gặt. Đây là nghi lễ nông nghiệp quan trọng của người dân nơi đây, vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa là dịp để con cháu, họ hàng sum họp.

Nói về truyền thống của dân tộc mình, anh Chảo Vần Sang, trưởng xóm Cà Lò bảo rằng, người dân ở đây vẫn giữ những phong tục truyền thống do tổ tiên để lại. Trong xóm có vài người biết rõ các nghi thức cúng lễ. Bản thân anh Sang cũng biết các bài cúng của người Dao và thực hành cúng lễ trong những nghi lễ quan trọng của gia đình và cộng đồng. Gia đình anh vẫn còn lưu giữ 2 bức tranh thờ - một trong những di sản thể hiện thế giới tâm linh và nhân sinh quan của người Dao. Cũng theo anh Sang, người dân Cà Lò vẫn còn giữ bản sắc văn hóa đặc trưng như bọc răng vàng, sử dụng bạc làm đồ trang sức, nhà nào cũng có trang phục truyền thống dùng để mặc khi có đám cưới hoặc lễ, tết… và những nghi thức lễ lạt kỳ bí mà bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để khám phá.

Mong mỏi có một con đường

Trong quá trình khám phá Cà Lò, có một thực tế khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng là người dân Cà Lò rất nghèo. Cái nghèo thể hiện ở ngay trong những ngôi nhà trống trải, không có đồ đạc gì đáng giá, ở những bữa ăn chỉ có rau và cháo ngô. Chúng tôi bước vào ngôi nhà sàn nhỏ ở giữa xóm khi trời đã nhá nhem tối. Trong ngôi nhà trống huơ, trống hoác, anh Chảo Sành Cao đang cùng vợ chuẩn bị bữa cơm tối. Họ tước bẹ chuối để nấu canh ăn với cháo ngô. Bữa tối nhà anh Cao chỉ đơn giản có thế. Anh Cao bộc bạch: “Có cái ăn là may lắm rồi. Chúng tôi không được ăn thịt cá vì không có tiền mua. Gà có 12 con phải để dành đến tết”.

Anh Cao năm nay 35 tuổi, thuộc diện hộ nghèo nhất Cà Lò. Cái nghèo xuất phát từ việc có ít nương, chỉ trồng được ngô một vụ trong cả năm. Nhà anh lại đông con, những 3 gái, 1 trai. Tất cả các con anh đều được sinh tại nhà. Anh Cao kể: “Ở đây không có đất làm nương. Chúng tôi phải đi làm nương ở cách xa 10km, đi bộ 2 tiếng mới tới nơi. Mỗi năm, chúng tôi thu được 40 bao ngô. Cả nhà 6 người ăn không đủ, đến tháng 3 là hết ngô rồi”.

Cùng trò chuyện với chúng tôi, anh Chảo Sành Và bảo rằng, khu vực này toàn núi đá, đồi trọc, có được ít đất trồng ngô là may lắm rồi. “Khí hậu ở Cà Lò rất khắc nghiệt, trồng nhiều ngô cũng không lên. Qua Tết là nhà tôi hết ngô ăn. Nuôi lợn thì 1-2 năm mới được 60kg. Nhiều nhà nuôi lợn cứ đến tháng 11-12 là chết hết vì lạnh quá” - anh Và giãi bày về sự khó khăn của gia đình mình.

Thăm thú mọi ngóc ngách của Cà Lò mới thấy rằng, xóm biên giới này như một thế giới xưa cũ, tách biệt hẳn với thế giới hiện đại. Mọi nếp sống đều rất nguyên sơ, giản dị. Cả xóm Cà Lò có 31 hộ dân với gần 200 nhân khẩu đều là người Dao Tiền. 100% hộ dân ở đây đều là hộ nghèo. Gọi Cà Lo là xóm đa không cũng không sai bởi ở đây không hộ dân nào có nhà vệ sinh, không đường, không điện lưới, không nước sạch, không sóng truyền hình, không sóng di động… Thực tế, ở Cà Lò có một hệ thống điện mặt trời do một tổ chức xây dựng tặng nhưng hiện giờ đã hỏng.

Anh Chảo Vần Sang bảo rằng nguồn nước ở rất xa, ngày xưa chúng tôi phải đi gánh nước từ cách đây 1 giờ đi bộ. Từ ngày Nhà nước xây cho 46 bể chứa nước này thì việc lấy nước đỡ vất vả hơn, nhưng vẫn không đủ dùng quanh năm. “Chúng tôi vẫn bị thiếu nước dùng từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Đất sản xuất cũng rất thiếu. Người dân chỉ có thể trồng lúa, ngô một vụ, vì vậy luôn thiếu ăn từ tháng 2 đến tháng 4”- Anh Sang cho biết.

Bữa tối của gia đình ông Chảo Khì Nhàn chỉ có nồi cháo ngô. Ảnh: Bích Nguyên
Bữa tối của gia đình ông Chảo Khì Nhàn chỉ có nồi cháo ngô. Ảnh: Bích Nguyên

Cũng theo anh Sang, nhà anh cũng như nhiều hộ dân khác trong xóm đều bị thiếu ăn do nương ít, chủ yếu trồng ngô 1 vụ. Cái đói, cái nghèo cứ thế đeo bám các hộ dân ở Cà Lò năm này sang năm khác. “Mỗi năm, nhà tôi thu được 20-30 bao ngô, mặc dù gieo giống rất nhiều nhưng năng suất thấp. Muốn nuôi bò cũng không được vì địa hình ở đây toàn núi đá, khô cằn, cỏ không có nhiều”- Anh Sang kể.

Có một điều đáng quý là dù nghèo khó, song bà con xóm Cà Lò rất đoàn kết và tự giác tham gia bảo về đường biên, cột mốc. Xóm này có 5km đường biên giới với 5 cột mốc. “Bà con trong xóm đi làm nương vẫn quan sát đường biên cột mốc. Khi phát hiện có người lạ đi vào khu vực đường biên đều tìm cách báo cho BĐBP. Khi cần, chúng tôi cũng đi tuần tra đường biên, cột mốc cùng BĐBP” - anh Sang cho biết.

Trước khi chúng tôi rời đi, anh Sang giãi bày, hằng năm, Nhà nước vẫn hỗ trợ người dân con giống, cây trồng, nhưng Cà Lò vẫn còn thiếu rất nhiều thứ để giúp người dân có thể thoát khỏi đói nghèo. Trong đó, điều người dân Cà Lò mong mỏi nhất là một con đường. Hy vọng trong thời gian sớm nhất, sẽ có một con đường đúng nghĩa đi vào Cà Lò để người dân nơi biên giới xa xôi này đi lại thuận lợi hơn, có cơ hội kết nối giao thương với bên ngoài.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Bảo tồn ngôn ngữ các DTTS bằng cơ sở dữ liệu điện tử

Quảng Ngãi: Bảo tồn ngôn ngữ các DTTS bằng cơ sở dữ liệu điện tử

Có thể nói, ngôn ngữ là “hồn cốt” của mỗi dân tộc. Hầu hết các dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, nhiều dân tộc có chữ viết riêng. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại là ngôn ngữ của DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang có nguy cơ bị mai một. Vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ ngôn ngữ các DTTS là vấn đề cấp thiết.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 7 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Media - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Dân tộc- Tôn giáo - Như Tâm - 7 giờ trước
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Tin trong ngày - 22/4/2024

Tin trong ngày - 22/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động thiết thực trong Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Đắk Nông: Đề xuất xây dựng 10 công trình thủy lợi ứng phó hạn hán. Người lưu giữ tiếng khèn Mông trên vùng biên giới Nậm Pồ.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Xã hội - Như Tâm - 8 giờ trước
Ngày 20/04, tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh đã tổ chức Chương trình "Tự hào chiến sĩ Biên phòng Kiên Giang" lần thứ 4, năm 2024 thu hút gần 300 chiến sĩ mới và đoàn viên thanh niên tham gia. Đây là hoạt động hướng đến chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh đến dự và phát biểu động viên tinh thần các chiến sĩ mới
Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 8 giờ trước
Những điểm đến được bình chọn nhiều nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là nơi có khí hậu mát mẻ, gần biển và không khí thoáng đãng. Với kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày, du khách Việt có nhiều cơ hội lựa chọn những điểm du lịch trong nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool trở lại cuộc đua vô địch sau chiến thắng trước Fulham

Ngoại hạng Anh: Liverpool trở lại cuộc đua vô địch sau chiến thắng trước Fulham

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Sau khi sảy chân tại vòng 33, Liverpool đã tìm lại được chiến thắng sau khi đánh bại Fulham tại vòng 34 Ngoại hạng Anh. Với 3 điểm có được, Liverpool tạm leo lên vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh.