Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp, ngành trong tỉnh Cao Bằng đặc biệt quan tâm chăm lo cho người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Qua đó, đã góp phần kết nối, lan tỏa những tấm lòng nhân ái đến với người nghèo, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.
Xã hội -
Minh Thu -
19:51, 03/01/2021 Trong thời “công nghệ số”, nhưng ở tỉnh Cao Bằng hiện vẫn còn các đội chiếu phim lưu động, với những cán bộ văn hóa có trách nhiệm, cần mẫn ngày đêm. Họ được ví như những “sứ giả văn hóa” góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào vùng cao.
Cao Bằng là một tỉnh biên giới còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào ở tuyến biên giới vẫn còn cao. Những năm gần đây, nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đời sống của người dân ở những xóm mới vùng biên đang thay đổi tích cực. Đây là động lực để tỉnh Cao Bằng tiếp tục có những chính sách chăm lo hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống ở miền biên viễn.
Thực hiện Chương trình 135, trong năm 2020, tỉnh Cao Bằng đã mở 51 lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho 3.735 lượt học viên là cán bộ, công chức cấp xã, đoàn thể, Người có uy tín, người DTTS... Qua đào tạo, cán bộ cơ sở ở Cao Bằng đã được trang bị nhiều kiến thức bổ ích, từ đó áp dụng vào thực tiễn quản lý, điều hành, triển khai thực hiện các chính sách dân tộc.
Giáo dục -
Thúy Hồng -
18:54, 21/12/2020 Dương Văn Ký, dân tộc Mông, là con thứ hai trong một gia đình có 4 anh chị em ở xóm Tân Thịnh, xã Vũ Minh (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) - là xã vùng 3 có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Nhưng với ý chí của mình, em luôn giữ vững thành tích 12 năm học sinh tiên tiến, đặc biệt, em đã thi đỗ vào Học viện An ninh với số điểm cao.
Giáo dục -
Hiếu Anh, Chu Hiệu -
10:02, 18/12/2020 Những mỏm đá tai mèo sắc lạnh, đất khô cằn, nước hiếm hoi… là những hình ảnh “ăn sâu bám rễ” với vùng đất nghèo Lục Khu (huyện Hà Quảng, Cao Bằng) không biết bao nhiêu đời nay. Ở cái mảnh đất lắm nắng nhiều sương này, gieo cây ngô, cây cải còn khó huống chi việc “gieo chữ” trồng người. Thế nhưng, trong gian khó, khắc nghiệt luôn xuất hiện những thầy cô giáo với bao hoài bão, trách nhiệm, cần mẫn, kiên trì từng giờ, từng ngày đem cái chữ đến cho con em dân bản...
Xã hội -
Thiên Đức -
10:28, 10/12/2020 Nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), không chỉ phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, mà quan trọng hơn cần xuất phát từ chính nội lực của người dân. Nhận thức điều đó, thời gian qua, chính quyền tỉnh Cao Bằng đã triển khai tốt công tác dân vận, qua đó khơi dậy tinh thần tự lực tự cường của người dân vùng DTTS và miền núi trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới...
Có dịp lên những bản người Mông ở Cao Bằng, chúng ta dễ dàng bắt gặp những chàng trai, cô gái cầm chiếc lá trên môi, tấu lên những âm thanh cao, vang xa lảnh lót, thanh cao. Kèn lá - loại nhạc cụ đơn sơ nhưng hết sức độc đáo của đồng bào người Mông được ví như tiếng hót của chim họa mi giữa đại ngàn.
Qua quá trình thực hiện "Dân vận khéo" (DVK), cấp ủy, chính quyền xã Lê Lai, huyện Thạch An (Cao Bằng) đã đồng hành, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu đem lại hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xuống còn 21,6%.
Với đặc thù địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, tính cố kết cộng đồng cao nên mô hình dòng họ tự quản đang được đánh giá là mô hình điển hình, hoạt động hiệu quả trong đảm bảo an ninh trật tự, phù hợp với vùng cao của tỉnh Cao Bằng.
Tin tức -
Hiếu Anh -
17:53, 18/11/2020 Theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hiện các lực lượng chức năng đang nỗ lực phối hợp tìm kiếm nạn nhân Triệu Kiềm Chìu, dân tộc Dao bị rơi xuống hang sâu và mất tích từ ngày 12/11.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số ở xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã và đang tận dụng diện tích đất cằn cỗi, đồi núi để trồng sả. Đây là loại cây dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp với đất dốc, khô cằn. Khâu trồng, chăm sóc đơn giản, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, không cần bón phân, giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô, lúa. Từ khi trồng đến thu hoạch chỉ 3 tháng và được khai thác từ 5 -7 năm.
Từ năm 2013 - 2019, toàn tỉnh Cao Bằng có hơn 400 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ quét đã được hỗ trợ kinh phí đến nơi ở mới. Năm 2020, qua khảo sát sơ bộ, vẫn còn 177 hộ nằm trong vùng không an toàn, cần phải di dời nhà ở. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng đã trình xin UBND tỉnh cấp kinh phí cho các huyện để hỗ trợ sớm cho người dân.
Thời sự -
Nguyễn Hùng -
14:22, 27/10/2020 Sáng 27/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã khai mạc trọng thể với sự tham dự của 350 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 57 nghìn đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo Đại hội.
Em Lý Dào Quyên, dân tộc Dao, ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) là tân sinh viên ngành Luật, Viện Đại học Mở (Hà Nội). Gia đình Quyên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bản thân em bị liệt cánh tay phải do điện giật. Tuy nhiên, với nghị lực học tập, em Quyên nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành một luật sư.
Kinh tế -
Minh Thu -
15:30, 21/10/2020 Từng là xã đặc biệt khó khăn, biên giới của huyện Quảng Hòa (Cao Bằng), sau 5 năm thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, Đại Sơn đã tận dụng thời cơ vươn lên, phát triển hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội toàn xã có bước phát triển, tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2019 còn 7,9%...
Trong Chiến thắng Biên giới năm 1950 và Giải phóng Cao Bằng (3/10/1950), ông Đặng Văn Việt, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, người được mệnh danh là “Hùm xám đường số 4” đã góp phần làm nên chiến thắng, viết lên bản hùng ca về ý chí kiên cường đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
Tin tức -
Mạnh Cường -
17:37, 03/10/2020 Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Biên giới năm 1950 và giải phóng Cao Bằng (3/10/1950 - 3/10/2020), Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 3/10/2020, tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ động thổ tuyến đường cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và khởi công 2 tiểu dự án kết nối cao tốc tại thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An.
Là một ngôi trường nhỏ, quy mô đào tạo khiêm tốn, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhưng với tâm huyết và nỗ lực vượt bậc của cán bộ, giáo viên, những năm qua, Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Cao Bằng đã trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác đào tạo, giáo dục học sinh dân tộc thiểu số. Không chỉ là một trong những đơn vị điển hình tiêu biểu nhất của phong trào thi đua yêu nước tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020, nơi đây còn là ngôi trường thắp sáng ước mơ tri thức cho nhiều học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Cao Bằng.
Ngày 2/10, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã khánh thành công trình Trường Mầm non Lý Bôn, xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm.