Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những "sứ giả" văn hóa nơi vùng cao

Minh Thu - 19:51, 03/01/2021

Trong thời “công nghệ số”, nhưng ở tỉnh Cao Bằng hiện vẫn còn các đội chiếu phim lưu động, với những cán bộ văn hóa có trách nhiệm, cần mẫn ngày đêm. Họ được ví như những “sứ giả văn hóa” góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào vùng cao.

Trong thời “công nghệ số”, những hoạt động chiếu phim lưu động ở vùng cao vẫn thu hút đông đảo người dân tham gia.
Trong thời “công nghệ số”, những hoạt động chiếu phim lưu động ở vùng cao vẫn thu hút đông đảo người dân tham gia.

Chúng tôi đến Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng) vào ngày lạnh nhất từ đầu đông. Nhiệt độ ngoài trời khoảng 8 độ C, nhưng bên trong trụ sở Trung tâm Văn hóa, anh em chỉ mặc chiếc áo khoác mỏng. Họ đang chuẩn bị cho chuyến “lưu diễn”, như cách nói vui của ông Hà Văn Quân, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Hà Quảng.

Theo chia sẻ của ông Quân, để chuẩn bị cho một buổi chiếu phim lưu động, các đội chiếu phim phải lên kế hoạch trước cả tuần, trong đó khó khăn nhất là việc vận chuyển máy móc, thiết bị. Đội chiếu phim của huyện Hà Quảng hiện chỉ có hai người do Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Cao Bằng trưng dụng. 

Anh em phải chia nhau chuẩn bị, sắp xếp phương tiện, máy móc từ khi có thông báo của Sở Văn hóa đến khi hoàn thành công việc, chắc cũng phải ngót một tuần lễ. Băng rừng, lội suối vào xóm là chuyện thường xuyên. Bởi ở vùng cao, đâu phải nơi nào cũng đi được xe máy đến điểm chiếu phim. 

"Có những điểm chiếu, chúng tôi phải đi từ sáng sớm đến tối mịt mới đến nơi. Những hôm trời mưa gió hoặc hỏng xe, anh em chúng tôi phải xin ngủ lại nhà dân. Và một trong những vật không thể thiếu đối với anh em trong Đội chiếu phim lưu động là mì gói, lạc rang hoặc lương khô”, anh Triệu Văn Công, Đội viên Đội chiếu phim lưu động cho biết

Gian nan, vất vả mới đến được địa điểm chiếu phim, sau dăm ba câu chuyện, các thành viên Đội chiếu phim phải bắt tay ngay vào việc. Người căng phông, buộc dây; người lắp đặt, chỉnh máy… Nếu suôn sẻ, buổi chiếu sẽ được kết thúc vào khoảng 12h đêm. Những hôm “dở giời” mưa to, gió lớn phải hoãn chiếu phim để bảo quản thiết bị, và vì không có khán giả

Ông Triệu Văn Đức, xóm Nà Sác, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng cho biết: Đời sống bây giờ đã khác so với trước, nhiều nhà đã có tivi, có internet và điện thoại thông minh, nhưng chúng tôi vẫn thích được xem chiếu bóng trên màn ảnh rộng. Tôi thích nhất là những bộ phim tài liệu, phim về cách mạng, về Bác Hồ.

Thành viên Đội chiếu phim lưu động huyện Hà Quảng chuẩn bị vật tư, trang thiết bị cho buổi chiếu phim
Thành viên Đội chiếu phim lưu động huyện Hà Quảng chuẩn bị vật tư, trang thiết bị cho buổi chiếu phim

Trong khó khăn, vất vả, nhiều thành viên các Đội chiếu phim lưu động đã có những hy sinh thầm lặng. “Do đặc thù công việc phải di chuyển liên tục (mỗi tháng xa nhà khoảng 10-15 ngày) nên mọi công việc ở nhà từ chăm sóc con cái, gia đình… đều do một mình vợ tôi gánh vác”, anh Nông Ngọc Thăng, thành viên Đội chiếu phim lưu động huyện Hòa An chia sẻ.

Anh Thăng cho biết thêm: Với 30 năm công tác trong ngành văn hóa, tham gia chiếu phim tại hầu hết các xóm, xã thuộc huyện Hòa An, niềm vui lớn nhất đối với các anh, là sự háo hức, là những ánh mắt trẻ thơ chăm chú dõi theo màn hình trong mỗi buổi chiếu phim.

Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động của các Đội chiếu phim lưu động đang gặp khó khăn trong việc thu hút khán giả. Bởi lẽ, người dân có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các phương tiện thông tin từ Internet, từ truyền hình… do đó thu nhập hiện tại của các thành viên các Đội chiếu phim lưu động khá thấp (bình quân 4-5 triệu đồng/người tháng).

Ông Hoàng Thế Vũ, Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Thông tin du lịch tỉnh Cao Bằng cho biết: Công việc của các thành viên Đội chiếu phim lưu động rất vất vả, nhưng thu nhập hằng tháng lại rất thấp, chưa đảm bảo cuộc sống gia đình. 

"Bởi vậy, chúng tôi mong muốn ngành văn hóa, các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét có chế độ, chính sách, đảm bảo đời sống cho cán bộ chiếu phim lưu động, để có thể giữ được "lửa nghề" cho những “sứ giả" văn hóa nơi vùng cao  ", ông Vũ nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Với những nội dung đầu tư, hỗ trợ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 liên quan trực tiếp đến người dân như dự án về an cư, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…sau thời gian triển khai đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Thời sự - PV - 18:05, 05/12/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 5/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu.
Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 16:22, 05/12/2024
Người có uy tín đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa đồng bào DTTS và các cơ quan, góp phần thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Họ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động Nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ hủ tục tại các bản làng vùng DTTS.
Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Công tác Dân tộc - An Yên - 15:53, 05/12/2024
Với những nội dung đầu tư, hỗ trợ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 liên quan trực tiếp đến người dân như dự án về an cư, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…sau thời gian triển khai đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Trang địa phương - Minh Nhật - 14:46, 05/12/2024
Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2024) là hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 và Chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 14:40, 05/12/2024
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, việc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh, là minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam.
Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Phóng sự - Ngọc Chí - 14:38, 05/12/2024
Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Hơn 50.000 lon bò húc có dấu hiệu giả nhãn hiệu chuẩn bị đưa ra thị trường tết 2025

Hơn 50.000 lon bò húc có dấu hiệu giả nhãn hiệu chuẩn bị đưa ra thị trường tết 2025

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 14:28, 05/12/2024
Lực lượng chức năng nhận định hơn 50.000 lon nước tăng lực, gần 114.000 vỏ lon... có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
Chư Pưh (Gia Lai): Nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Chư Pưh (Gia Lai): Nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Tin tức - Ngọc Thu - 14:23, 05/12/2024
Từ ngày 4 -10/12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai tổ chức 03 hội nghị tập huấn, hướng dẫn thành lập và vận hành Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” năm 2024 tại các trường Trung học cơ sở (THCS) thuộc các làng, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.
Hà Giang: Khánh thành ngôi nhà đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quản Bạ

Hà Giang: Khánh thành ngôi nhà đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quản Bạ

Xã hội - Hoàng Chính - 14:18, 05/12/2024
Ngày 5/12/2024, Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình nhà ở đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Đổi mới tư duy, đánh thức tiềm năng đất và người Ninh Thuận

Đổi mới tư duy, đánh thức tiềm năng đất và người Ninh Thuận

Thời sự - PV - 13:25, 05/12/2024
Sáng 5/12, tại Ninh Thuận, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tình hình thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, quá trình triển khai đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.