Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo Lâm (Cao Bằng): Trồng sả góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc

N.Huyền - 09:55, 15/11/2020

Hiện nay, nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số ở xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã và đang tận dụng diện tích đất cằn cỗi, đồi núi để trồng sả. Đây là loại cây dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp với đất dốc, khô cằn. Khâu trồng, chăm sóc đơn giản, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, không cần bón phân, giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô, lúa. Từ khi trồng đến thu hoạch chỉ 3 tháng và được khai thác từ 5 -7 năm.

Bà con nông dân xóm Nà Mon, xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm thu hoạch sả.
Bà con nông dân xóm Nà Mon, xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm thu hoạch sả.

Nam Cao là xã ĐBKK của huyện Bảo Lâm, địa hình chia cắt, dân cư phân bố rải rác, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Trong những năm qua, để tìm hướng thoát nghèo cho người dân, cấp ủy, chính quyền địa phương đưa vào trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng mới, nhưng chưa đem lại hiệu quả.

Cuối năm 2018, một số người dân xóm Nà Mon đưa cây sả Java về trồng với mục đích chưng cất lấy tinh dầu. Ban đầu có 10 hộ thực hiện mô hình trồng 5ha, sau 3 tháng, cây sả Java sinh trưởng tốt và cho thu hoạch. Chi tính riêng đợt đầu thu hoạch 15 tấn lá sả, chưng cất được hơn 150kg tinh dầu, đem lại thu nhập hơn 75 triệu đồng.

Anh Triệu Văn Hòn, Trưởng xóm Nà Mon, một trong những người tiên phong đưa cây sả Java về trồng thử nghiệm chia sẻ: Xóm Nà Mon có gần 150 hộ dân, 98% là dân tộc Sán Chỉ. Diện tích đất canh tác của người dân chủ yếu là đồi dốc nên đa số chỉ trồng ngô, thu nhập thấp. Năm 2018, sau chuyến đi thăm quan mô hình trồng sả Java lấy tinh dầu của huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), tôi thấy hiệu quả nên đem về trồng thử. Đến nay, hầu hết các hộ dân trong xóm đã chuyển đổi sang trồng sả cho thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác.

Anh Triệu Văn Hòn cho biết thêm: Gia đình anh chuyển đổi gần 1ha đất đồi dốc sang trồng sả và góp vốn với các gia đình khác trong xóm đầu tư hơn 100 triệu đồng xây dựng lò chưng cất tinh dầu. Sau 3 tháng, cây sả phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch lượt lá sả đầu tiên để chưng cất, tách tinh dầu. Đến nay, gần 1ha sả của gia đình cho thu hoạch đều, năm 2019 thu hoạch 6 lượt lá để chưng cất tinh dầu, đạt thu nhập hơn 60 triệu đồng. Thấy hiệu quả, nhiều hộ trong xóm đã triển khai học tập và triển khai trồng trung bình 3.000 - 8.000 m2/hộ.

Lò chưng cất tinh dầu sả được bà con xóm Nà Mon đầu tư xây dựng.
Lò chưng cất tinh dầu sả được bà con xóm Nà Mon đầu tư xây dựng.

Chị Lý Thị Poi, dân tộc Sán Chỉ, xóm Nà Mon tâm sự: Trước đây, gia đình chị chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, trồng ngô rẫy. Từ năm 2018, thấy một số hộ dân trong xóm trồng sả Java hiệu quả nên chị cũng trồng thử. "Hiện nay tôi trồng khoảng 1,2 ha, vụ vừa qua thu hơn 50 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng ngô. Nhờ đó, cuộc sống đỡ khó khăn hơn nhiều, có thêm thu nhập để nuôi con ăn học".

Qua tìm hiểu được biết, toàn xã Nam Cao có khoảng 50 hộ trồng hơn 36ha sả. Bên cạnh đó, người dân còn tự góp vốn đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng 2 lò chưng cất tinh dầu. Năm 2019, cả xã bán ra thị trường hơn 1.000kg tinh dầu, thu về trên 500 triệu đồng, hộ nhiều nhất đạt thu nhập trên 60 triệu đồng, các hộ khác thu nhập trung bình từ 25-35 triệu đồng.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, mô hình trồng sả Java lấy tinh dầu của người dân xóm Nà Mon đã đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng truyền thống. Nhận thấy cây sả Java phù hợp với đặc điểm khí hậu của địa phương, đem lại thu nhập cao cho người dân, cấp ủy, chính quyền xã Nam Cao tích cực vận động Nhân dân mở rộng diện tích; và xác định đây là một trong những loại cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương.

Tinh dầu sả chiết xuất có giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Tinh dầu sả chiết xuất có giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Ban Thanh Tùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm cho biết: Mô hình trồng sả lấy tinh dầu đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, xóa đói, giảm nghèo cho người dân, phù hợp với chủ trương của huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ đầu năm 2020, huyện Bảo Lâm đã hỗ trợ trên 400 triệu đồng cho 2 xã Nam Cao, Nam Quang mua giống sả, mỗi xã trồng thêm 20ha sả Java để lấy lá chưng cất tinh dầu.

Thời gian tới, huyện  sẽ tiếp tục  hỗ trợ bà con nhân rộng mô hình, mở rộng diện tích để nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Sả Java cho thu hoạch tốt từ năm thứ 2 trở lên. Một năm cho thu hoạch 6 lứa sả, mỗi lứa cách nhau khoảng 40-50 ngày nên tinh dầu sả có thể xuất bán liên tục quanh năm. Trung bình một nồi chưng cất 1 tấn lá trong khoảng 4-6 giờ thu được 10-12kg tinh dầu. Ngoài ra, lá sả sau khi đã tách tinh dầu được bà con dùng đun thay củi và dùng làm phân hữu cơ bón ngô, lúa, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.

(Bài viết thuộc chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

Bình Định: Ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

Ban Chỉ đạo về phát triển Khoa học Công nghệ, đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Đây là nền tảng quan trọng giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 15 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.