Xã hội -
PV -
23:18, 06/07/2024 Nỗ lực tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến người dân trên địa bàn, đến nay, huyện Bảo Lâm có 70.419 người tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Xã hội -
Minh Thu -
13:37, 09/10/2024 Thực hiện công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2024, huyện Bảo Lâm được giao hỗ trợ xóa 1.285 nhà tạm, nhà dột nát, với tổng kinh phí trên 47,8 tỷ đồng.
Du lịch -
Lam Anh (t/h) -
11:29, 22/02/2022 Tọa lạc tại thôn 4, xã B’Lá, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, The Eco Tropicana Garden là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách có chuyến du lịch kết hợp nghỉ dưỡng đáng nhớ.
Với những giá trị văn hóa độc đáo riêng có, nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi của người Tày ở huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2023. Đây là niềm vinh dự, tự hào của cộng đồng người Tày, đồng thời mở ra cơ hội để huyện Bảo Lâm khai thác tiềm năng hướng tới tạo dấu ấn riêng cho du lịch địa phương.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số ở xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã và đang tận dụng diện tích đất cằn cỗi, đồi núi để trồng sả. Đây là loại cây dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp với đất dốc, khô cằn. Khâu trồng, chăm sóc đơn giản, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, không cần bón phân, giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô, lúa. Từ khi trồng đến thu hoạch chỉ 3 tháng và được khai thác từ 5 -7 năm.
Với Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ((KT-XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, tỉnh Cao Bằng được phân bổ 8,4 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Lô Lô tại hai huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc. Đây là những tín hiệu bước đầu, hứa hẹn giúp đồng bào Lô Lô vươn lên.
Đoàn công tác chúng tôi vượt gần 200 km từ TP. Cao Bằng đến hai huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm. Chuyện “xa” - “gần” về cung đường trước đây được mệnh danh là khó, hiểm trở nhất tỉnh giờ đã thay đổi trong thời @ (cách mạng công nghiệp lần thứ tư).
Những dãy phòng học tồi tàn, thưng tạm bằng ván gỗ, che nắng mưa bằng bạt nilong cùng với những phòng trọ ẩm mốc, xập xệ của giáo viên, đó là cuộc sống thường nhật của giáo viên và học sinh ở Trường mầm non và trường tiểu học Nà Kiềng, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Từng là huyện nghèo nhất, xa xất của tỉnh Cao Bằng, thế nhưng nhờ có sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đến nay, Bảo Lâm đã khoác lên mình một “diện mạo mới”.
Từng là vùng đất “bốn nhất”: Nghèo nhất, xa xôi nhất, hẻo lánh nhất và có đồng bào DTTS đông nhất của tỉnh Cao Bằng, 5 năm qua, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, tạo điều kiện để đồng bào các DTTS có cơ hội vươn lên thoát nghèo, tạo bước chuyển mới trong thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển.