Hiện nay, nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số ở xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã và đang tận dụng diện tích đất cằn cỗi, đồi núi để trồng sả. Đây là loại cây dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp với đất dốc, khô cằn. Khâu trồng, chăm sóc đơn giản, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, không cần bón phân, giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô, lúa. Từ khi trồng đến thu hoạch chỉ 3 tháng và được khai thác từ 5 -7 năm.
Sau gần 10 nghiên cứu, tìm tòi để phát triển kinh tế trên quê hương của mình, chàng trai Vàng Văn Sưởng, dân tộc Giáy ở thôn Cửa Cải, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã thành công với mô hình sản xuất tinh dầu dược liệu. Để mở rộng mô hình, Vàng Văn Sưởng đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Mường Kim giúp giải quyết vấn đề nguyên liệu đầu vào và bao tiêu sản phẩm.
Sống ở huyện vùng biên Ea Súp (Đăk Lăk) khô cằn khắc nghiệt, bà Vi Thị Mai (dân tộc Thái, SN 1969) đã nghiên cứu, thử nghiệm nhiều mô hình cây trồng khác nhau và đã thành công với mô hình trồng sả lấy tinh dầu, mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân trong vùng.