Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những sợi “tơ lòng” gắn kết cô trò

Hiếu Anh, Chu Hiệu - 10:02, 18/12/2020

Những mỏm đá tai mèo sắc lạnh, đất khô cằn, nước hiếm hoi… là những hình ảnh “ăn sâu bám rễ” với vùng đất nghèo Lục Khu (huyện Hà Quảng, Cao Bằng) không biết bao nhiêu đời nay. Ở cái mảnh đất lắm nắng nhiều sương này, gieo cây ngô, cây cải còn khó huống chi việc “gieo chữ” trồng người. Thế nhưng, trong gian khó, khắc nghiệt luôn xuất hiện những thầy cô giáo với bao hoài bão, trách nhiệm, cần mẫn, kiên trì từng giờ, từng ngày đem cái chữ đến cho con em dân bản...

Các thầy cô tận tụy chỉ dạy từng con chữ cho trẻ em vùng cao
Các thầy cô tận tụy chỉ dạy từng con chữ cho trẻ em vùng cao

Chắt chiu từng giọt nước

Một ngày cuối năm, khi cái rét nơi  biên cương ập tới, chúng tôi theo chân thầy giáo Triệu Văn Thái, giáo viên cắm bản đến điểm trường Lũng Giỏng, xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng. Từ trung xã đến điểm trường chừng hơn chục cây số, nhưng trên con đường đất ít, đá nhiều xe phải “bò” thật chậm. Ấy vậy mà thầy Thái chia sẻ, may mắn hôm nay trời không mưa nên mới vào bản thuận lợi, chứ những hôm trời mưa, đường trơn trượt, các thầy phải cuốn xích vào lốp xe mới đi được. Những hôm đi đường khó khăn như vậy, thầy cùng nhiều giáo viên khác cũng cảm thấy nản lòng. Thế nhưng, nghĩ đến những các cô cậu học trò nhỏ ở vùng biên viễn vẫn ngày ngày ngóng đợi mình, các thầy cô lại động viên nhau vượt khó vào bản.

Trò chuyện với thầy Thái được hơn 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng đã vào tới điểm trường Lũng Giỏng. Đến đây, khi nhìn thấy cờ đỏ sao vàng phấp phới, tiếng cười nói của các em học sinh trên đường đến lớp, chúng tôi càng trân trọng hơn sự hy sinh của các thầy, cô giáo đang ngày đêm bám lớp, bám trường gieo chữ cho con em đồng bào DTTS. Bởi các thầy cô không chỉ dạy chữ, mà còn dạy các em về chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia.

Điểm trường Lũng Giỏng có 43 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 theo học, trong đó có một lớp ghép. Cô giáo Hoàng Thị Huyền, người có 16 năm dạy học ở điểm trường này cho biết, dạy học ở các điểm trường lẻ ở vùng Lục khu gặp nhiều khó khăn, nhất là về nước sinh hoạt. Những năm hạn hán ít mưa, các thầy, cô phải vào những khe đá, hứng từng can nước gánh về, chắt chiu từng giọt nước để dùng cho sinh hoạt cả tuần...

Các cô giáo chăm chút cho đàn em nhỏ từng bữa cơm
Các cô giáo chăm chút cho đàn em nhỏ từng bữa cơm

Cô Huyền chia sẻ thêm, mặc dù nhiều khó khăn nhưng đi dạy học ở các điểm trường lẻ cũng có nhiều kỷ niệm. Bà con vùng Lục Khu rất tốt, khi thấy các thầy cô giáo thiếu nước, họ bảo nhau góp nước ủng hộ. Có lẽ chính sự mộc mạc, chân thành giản dị đó trở thành  những sợi “tơ lòng” gắn kết các thầy cô với núi rừng, với bà con dân bản.

Ngôn ngữ của trái tim

Gieo con chữ ở Lục Khu, các thầy cô không chỉ gặp khó trong sinh hoạt về đường đi lối lại, về ăn, ở mà còn gặp phải rào cản về ngôn ngữ mà nếu không kiên trì thì khó mà vượt qua được.

Điểm trường Sỹ Điêng thuộc Trường Tiểu học Trung học Cơ sở Vần Dính, xã Thượng Thôn, có trên 50 học sinh, chủ yếu là con em người Mông. Học sinh ở đây do ảnh hưởng của phương ngữ nên phát âm rất khó nghe. Để hiểu các em, thầy cô phải dùng ngôn ngữ của trái tim. Đó là sự kiên trì lắng nghe, rồi mày mò tự đi học tiếng Mông. Cô giáo Hoàng Thị Kiểm cho biết, bản thân cô là người Tày nên khi dạy học sinh người Mông, cô đã phải “3 cùng” hàng năm ròng với bà con dân bản để học tiếng. Có như vậy, cô mới giúp các học trò của mình nhận mặt chữ, ghép âm và nói tiếng Việt tốt.

Ông Nguyễn Quốc Hưng, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hà Quảng cho biết, hiện nay, huyện Hà Quảng có gần 100 điểm trường, chủ yếu ở cấp mầm non và tiểu học với hơn 400 giáo viên. Sự nhiệt huyết của các thầy, cô giáo vùng cao, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của huyện. Nhờ đó, những năm gần đây, công tác phổ cập giáo dục, huy động học sinh ra lớp luôn được duy trì, nâng cao. Nhiều điểm trường lẻ đã được cải tạo và nâng cấp để đáp ứng chương trình giáo dục.

"Tuy nhiên, để đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới, các điểm trường cần được quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách cho các thầy, cô giáo...", ông  Nguyễn Quốc Hưng chia sẻ. 

Học trò vùng cao tặng thầy cô những bó hoa rừng
Học trò vùng cao tặng thầy cô những bó hoa rừng

Có lẽ không riêng gì Lục Khu của tỉnh Cao Bằng, mà còn đó hàng nghìn điểm trường lẻ ở vùng sâu, vùng xa trên mọi miền Tổ quốc vẫn phải đối diện với khó khăn. Thế nhưng, dù thiếu thốn như Lục Khu, hay ở những vùng còn khó khăn hơn nữa cũng không thể ngăn được bước chân của những thầy, cô giáo đã và đang sẵn sàng gieo "con chữ", với mong muốn, mai sau con em đồng bào DTTS sẽ có tương lai tươi sáng...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trường Đại học Cần Thơ tiếp nhận cơ sở vật chất thành lập phân hiệu tại Sóc Trăng

Trường Đại học Cần Thơ tiếp nhận cơ sở vật chất thành lập phân hiệu tại Sóc Trăng

Sáng 10/10, UBND tỉnh Sóc Trăng và Trường Đại học Cần Thơ phối hợp tổ chức lễ tạm bàn giao cơ sở vật chất Khu A và Khu B của Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, cho Trường Đại học Cần Thơ tiếp nhận thành lập phân hiệu. Tham dự và ký bàn giao có ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng và PGs.Ts. Trần Trung Tính - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, cùng lãnh đạo của hai cơ quan.
Tin nổi bật trang chủ
Khánh thành, bàn giao “Nhà tình thương” cho học sinh mồ côi dân tộc Thổ

Khánh thành, bàn giao “Nhà tình thương” cho học sinh mồ côi dân tộc Thổ

Tin tức - Anh Bách - 4 phút trước
Sáng 9/10, Đồn Biên phòng Tam Quang, Bộ đội Biên phòng Nghệ An phối hợp với Huyện đoàn Tương Dương, cấp ủy đảng xã Tam Quang, Đoàn “Thiện nguyện 3 gốc”, Nhóm sức mạnh 2.000 của Trung ương Đoàn, tổ chức khánh thành bàn giao "Nhà tình thương" tại bản Tùng Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương.
Trường Đại học Cần Thơ tiếp nhận cơ sở vật chất thành lập phân hiệu tại Sóc Trăng

Trường Đại học Cần Thơ tiếp nhận cơ sở vật chất thành lập phân hiệu tại Sóc Trăng

Trang địa phương - Như Tâm - 10 phút trước
Sáng 10/10, UBND tỉnh Sóc Trăng và Trường Đại học Cần Thơ phối hợp tổ chức lễ tạm bàn giao cơ sở vật chất Khu A và Khu B của Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, cho Trường Đại học Cần Thơ tiếp nhận thành lập phân hiệu. Tham dự và ký bàn giao có ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng và PGs.Ts. Trần Trung Tính - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, cùng lãnh đạo của hai cơ quan.
Những ngôi nhà “Ý Đảng lòng dân” ở huyện biên giới Đăk Glei

Những ngôi nhà “Ý Đảng lòng dân” ở huyện biên giới Đăk Glei

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những ngôi nhà tạm, nhà dột nát của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo trên địa huyện biên giới Đăk Glei (Kon Tum) đang dần được thay thế bằng những căn nhà xây kiên cố và khang trang. Những sự đổi thay đó là quyết tâm của cả hệ thống chính trị và tấm lòng nhân ái của các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.
Tổng thống Hàn Quốc khẳng định tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam

Tổng thống Hàn Quốc khẳng định tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 10/10/2024, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.
Sóc Trăng: 247 học viên tham gia lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024

Sóc Trăng: 247 học viên tham gia lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024

Chính sách dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 4 giờ trước
Sáng 10/10, tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai giảng các lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024. Tham sự kiện có: ông Võ Chí Công, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện các ban, ngành của tỉnh Sóc Trăng; các thầy cô và học viên là cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
Nuôi thiên địch giữa vùng sâu Phi Liêng

Nuôi thiên địch giữa vùng sâu Phi Liêng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu 300 tác phẩm gốm sứ về Bác Hồ và Thủ đô; Nuôi thiên địch giữa vùng sâu Phi Liêng; Hoài Khao - Điểm đến mới trên bản đồ du lịch Cao Bằng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Nai: Ra mắt câu lạc bộ hát Then tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú

Đồng Nai: Ra mắt câu lạc bộ hát Then tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú

Sắc màu 54 - Minh Thu - 4 giờ trước
Ban Giám hiệu Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai vừa phối hợp Đoàn Trường tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ (CLB) hát Then và Đàn tính.
Lào Cai: Lấy mẫu xét nghiệm làm rõ nguyên nhân hơn 40 học sinh, sinh viên nhập viện

Lào Cai: Lấy mẫu xét nghiệm làm rõ nguyên nhân hơn 40 học sinh, sinh viên nhập viện

Sức khỏe - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Từ chiều đến tối 9/10, có 46 học sinh, sinh viên của Trường Cao đẳng Lào Cai phải nhập viện, do có triệu chứng sốt nhẹ, tiêu chảy.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Thủ đô 70 năm - Bản Hùng ca"

Thời sự - Hương Trà - 4 giờ trước
Sáng 10/10, Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) mở đầu bằng chương trình nghệ thuật chào mừng đặc biệt kỷ niệm với chủ đề chủ đề "Thủ đô 70 năm - Bản Hùng ca".
Thủ tướng đề nghị nâng tầm kết nối kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia

Thủ tướng đề nghị nâng tầm kết nối kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 10/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã có cuộc ăn sáng giao lưu đặc biệt với Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).
Hà Giang: Nhiều phụ nữ DTTS không còn tâm lý e ngại khi đến cơ sở y tế

Hà Giang: Nhiều phụ nữ DTTS không còn tâm lý e ngại khi đến cơ sở y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 5 giờ trước
Trong nhiều năm qua, Hội LHPN các cấp tỉnh Hà Giang không ngừng nỗ lực vận động, tuyên truyền, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) hiểu được vai trò, tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ; từng bước tiến đến mục tiêu năm 2025, Việt Nam có trên 80% phụ nữ DTTS có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế.