Xã hội -
Nguyệt Anh -
16:54, 16/09/2021 Những năm qua, nhờ có sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, nhà trường, Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động, đặc biệt chú trọng giáo dục giới tính cho các bạn trẻ, học sinh nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trên địa bàn huyện Bát Xát (Lào Cai) ngày càng thuyên giảm.
Bạn đọc -
Trọng Bảo -
15:56, 06/09/2021 Nhiều năm nay, hơn 50 hộ dân ở thôn 1, xã Bản Vược, huyện Bát Xát (Lào Cai) sống trong cảnh đi chẳng được, ở không xong. Nguyên nhân là năm 2013, tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 1152 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu Cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát. Đến nay, dù đã trải qua nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, nhưng Dự án vẫn nằm trên giấy. Các hộ dân nơi đây dù nhà cửa cũ nát vẫn không thể xây dựng, sửa chữa, khiến cho đời sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn.
Bạn đọc -
Trọng Bảo -
17:26, 21/06/2021 Dự án đường giao thông liên xã Bản Mỏ - Lâm Tiến (qua xã Bản Qua và xã Mường Vi, huyện Bát Xát) được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 9/2015 và được đấu thầu thi công năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên đến nay, công trình vẫn chưa được thông tuyến, khiến cho việc đi lại của bà con Nhân dân hết sức khó khăn.
Kinh tế -
Trọng Bảo -
05:39, 20/04/2021 Là xã xa nhất của huyện Bát Xát (Lào Cai), những năm gần đây kinh tế - xã hội của xã biên giới Y Tý đã có bước chuyển biến tích cực. Đặc biệt, mới đây UBND tỉnh đã công bố quy hoạch Y Tý thành đô thị du lịch, đây sẽ là cơ hội để xã vùng biên bứt phá.
Giáo dục -
Trọng Bảo -
15:09, 20/11/2020 Ở huyện Bát Xát (Lào Cai) có một ngôi trường Mầm non mà nơi đây, các cô giáo đang làm những việc khá “đặc biệt”, đó là suốt 2 năm nay, trong ngôi trường có 5 em học sinh DTTS từ điểm trường lẻ được các cô giáo chuyển về ở hẳn trong trường. Để các em được học tập, chăm sóc, ăn uống đầy đủ, các cô giáo đã phải trích lương đóng góp và phân công nhau chăm nuôi, dạy dỗ các em. Những hành động, tình cảm cao đẹp của các cô giáo, đang viết tiếp những câu chuyện nhân văn, ý nghĩa về sự nghiệp " trồng người" nơi vùng cao biên giới.
Là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, nhưng những ngày này, cùng với sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự sẻ chia của các tổ chức xã hội, trẻ em ở nhiều xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), huyện vùng cao Bát Xát đang hân hoan đón tết Trung thu ấm ấp và vui tươi.
Xã hội -
Trọng Bảo -
10:05, 01/09/2020 Bát Xát là một trong những địa phương có số người đi lao động (cả hợp pháp và trái phép) tại Trung Quốc nhiều nhất tỉnh Lào Cai. Để phòng, chống dịch Covid-19, Công an huyện Bát Xát đã tăng cường công tác quản lý địa bàn, tuyên truyền vận động bà con yên tâm lao động sản xuất, ổn định đời sống tại quê nhà; giảm thiểu đi làm việc ở các địa phương khác và xuất cảnh trái phép trở lại Trung Quốc để tìm việc làm.
Đứng từ thung lũng Thề Pả nhìn lên vách núi đá dựng đứng cao sừng sững phía Ngải Thầu, anh Phu Giá Xe, người dân thôn Lao Chải bảo đó là đỉnh núi linh thiêng của người Hà Nhì trên vùng cao Bát Xát, nhất là ở Y Tý, A Lù. Trong đời sống tâm linh của mình, trong những nghi lễ thờ cúng quan trọng, người Hà Nhì thường hướng về phía đỉnh núi đó cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Tin tức -
Trọng Bảo -
10:27, 06/08/2020 Ngày 6/8, mưa lớn ở thôn Chung Chải, xã Phìn Ngan (Bát Xát, Lào Cai) làm sạt lở đất vùi lấp căn nhà gia đình ông Tẩn Díu Châu; hậu quả làm chết 2 người.
Từ năm 2006, hàng chục hộ ở thị trấn Bát Xát, đã được UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) đồng ý cho chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Hiệu quả của việc chuyển đổi đã được chứng minh, nhưng mô hình này đang có nguy cơ tắc nghẽn vì còn thiếu tính pháp lý.
Gạo Séng Cù từ lâu đã trở thành thương hiệu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân ở huyện Bát Xát (Lào Cai). Tuy nhiên, vụ xuân năm nay, trên 200 ha lúa Séng Cù của bà con nông dân có nguy cơ mất trắng do diễn biến bất thường của thời tiết.
Bát Xát (Lào Cai) là huyện có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 80%. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban Thường vụ Huyện ủy Bát Xát đã tập trung công tác củng cố tổ chức cơ sở đảng, công tác phát triển đảng viên nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển địa phương.
Bạn đọc -
Trọng Bảo -
18:29, 08/05/2020 Để cải tạo, nâng cao thể trạng đàn ngựa địa phương, huyện Bát Xát (Lào Cai) đã đầu tư mua 9 con ngựa đực giống Cabardin. Tuy nhiên, ngựa đực đưa về không thể phối giống và bị nghi là ngựa thương phẩm.
Kinh tế -
Trọng Bảo -
11:50, 06/01/2020 A Lù là xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Bát Xát (Lào Cai), với 3 dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì cùng sinh sống. Xuất phát điểm thấp, kỹ thuật canh tác, nhận thức của người dân còn hạn chế, cùng với điều kiện giao thông khó khăn, nên khi thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) còn rất nhiều tiêu chí khó đạt chuẩn.
Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, thời gian gần đây, nông dân huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã và đang tăng cường áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên cùng diện tích sản xuất.
Tháng 12 năm 2013, mô hình dòng họ Vàng tự quản về an ninh trật tự tại thôn Làng Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát (Lào Cai) chính thức được thành lập.
Trong cộng đồng người Hà Nhì, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn khá nặng nề.
Từ bao đời nay, người dân tộc Tày vẫn quan niệm phụ nữ sinh ra là gắn liền với làm việc nhà. Nhưng có một người phụ nữ đã “xé rào” định kiến, làm thay đổi nhận thức của rất nhiều người. Chị là Nông Thị Minh, Người có uy tín xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Vậy là đã hơn hai năm tôi không lên Y Tý, xã xa nhất của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Chỉ hai năm thôi mà mọi vật như khoác lên mình chiếc áo mới, con đường về xã đã được làm mới, cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm… được đầu tư xây dựng khang trang hơn. Khu dân cư trung tâm xã cũng sầm uất, nhộn nhịp đông vui hơn….