Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bát Xát (Lào Cai): Hoán đổi ngựa thương phẩm thành ngựa giống?

Trọng Bảo - 18:29, 08/05/2020

Để cải tạo, nâng cao thể trạng đàn ngựa địa phương, huyện Bát Xát (Lào Cai) đã đầu tư mua 9 con ngựa đực giống Cabardin. Tuy nhiên, ngựa đực đưa về không thể phối giống và bị nghi là ngựa thương phẩm.

Ngựa đực giống 25% máu Cabardin thể hình khá to nhưng còn non nên chưa thể phối giống
Ngựa đực giống 25% máu Cabardin thể hình khá to nhưng còn non nên chưa thể phối giống

Từ năm 2017, huyện Bát Xát đã triển khai dự án phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, với vật nuôi chủ lực là ngựa, tại các xã: Sàng Ma Sáo, Ngải Thầu, Cốc Mỳ và A Lù. Thực hiện dự án, năm 2017, có 17 hộ dân ở xã Sàng Ma Sáo và 3 hộ dân ở xã Ngải Thầu mua 200 con ngựa. Năm 2018 có 5 hộ ở xã Cốc Mỳ, 5 hộ ở xã A Lù mua tổng cộng 100 con ngựa.

Theo tìm hiểu của phóng viên, mỗi hộ dân được vay vốn ngân hàng 170 triệu đồng để mua 10 con ngựa, không phải trả lãi suất trong vòng 3 năm đầu (ngân sách huyện hỗ trợ chi trả lãi suất). Các hộ dân còn được hỗ trợ tiền làm chuồng (2 triệu đồng/chuồng), cứ 10 con trở lên được hỗ trợ 2 chuồng nuôi nhốt; hỗ trợ trồng 0,5ha cỏ bảo đảm nguồn thức ăn cho ngựa với kinh phí trên 6 triệu đồng. 

Để cải tạo, nâng cao thể trạng đàn ngựa địa phương, năm 2018, huyện Bát Xát bố trí cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện 360 triệu đồng để mua 9 con ngựa đực Cabardin 25% máu ngoại về để phối giống. Số ngựa đực này được giao cho xã Sàng Ma Sáo 6 con. Các xã A Lù, Ngải Thầu, Cốc Mỳ mỗi xã 1 con. Tuy nhiên, ngựa mua về không thể phối giống.

Ông Lý Trường Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sàng Ma Sáo, người theo sát đề án này tại xã cho biết: Ngựa mua về không phối giống được mặc dù nhìn thể hình khá to. Sau khi mua về, những con ngựa này gầy đi trông thấy. 

Vì thế, mục tiêu cải tạo, nâng cao thể trạng đàn ngựa địa phương từ ngựa ngoại không đạt. Trong khi số tiền 360 triệu đồng bỏ ra để mua ngựa ngoại đang hao hụt dần theo thể trạng ngày càng gầy đi của 9 con ngựa đực Cabardin. Đến thời điểm này, 3/9 con ngựa giống Cabardin đã chết. 

Theo ông Lưu Trọng Dương, Giám đốc Trung tâm DVNN huyện Bát Xát, khi mua ngựa đực giống, đơn vị mua theo cân hơi. Ngựa được mua ở trại ngựa Bá Vân tại thị xã Sông Công (Thái Nguyên).

“Trại ngựa báo giá con ngựa đực giống theo cân hơi, trung bình mỗi con khoảng 2,5 tạ. So với ngựa ở địa phương, ngựa đực giống này khá to, đã đủ điều kiện để phối giống. Nhưng khi mua về giống ngựa này lại rất non”, ông Dương cho biết.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, số ngựa đực giống này được Trung tâm DVNN huyện Bát Xát mua của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi ở xã Bình Sơn, thị xã Sông Công (Thái Nguyên), đơn vị tính theo con, với đơn giá trên hóa đơn mua hàng là 42,5 triệu đồng/con, tổng tiền là 382,5 triệu đồng. 

Điều này khác hoàn toàn với việc ông Lưu Trọng Dương khẳng định là mua theo cân hơi! Ngoài ra, theo Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh số 0008539 ngày 1/10/2018 do Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Nguyên cấp, thì 9 con ngựa Cabardin mục đích sử dụng làm thương phẩm. 

Phải chăng có sự “nhầm lẫn” giữa ngựa đực giống và ngựa thương phẩm hay còn mục đích nào khác? Câu hỏi này xin gửi tới UBND huyện Bát Xát?

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức, ông Nguyễn Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, liên quan đến hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thôn 3, xã Đăk La thì UBND huyện đã có 8 văn bản chỉ đạo UBND xã Đăk La xử lý vụ việc, nhưng đến nay, người vi phạm vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và công trình vi phạm vẫn còn tồn tại.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu Đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Ông Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Ông Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Kinh tế - Hồng Phúc - 3 giờ trước
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Xã hội - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo điều kiện đáng kể để Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả nội dung này.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Việc thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS vươn lên, khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và phát triển cộng đồng.
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 5 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.