Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bát Xát (Lào Cai): Công trình thi công tiến độ "rùa bò", người dân kêu khổ !

Trọng Bảo - 17:26, 21/06/2021

Dự án đường giao thông liên xã Bản Mỏ - Lâm Tiến (qua xã Bản Qua và xã Mường Vi, huyện Bát Xát) được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 9/2015 và được đấu thầu thi công năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên đến nay, công trình vẫn chưa được thông tuyến, khiến cho việc đi lại của bà con Nhân dân hết sức khó khăn.

Người dân địa phương cho biết, chỉ những ngày nắng thì xe máy mới có thể đi được còn ngày mưa thì chỉ đi bộ
Người dân địa phương cho biết, chỉ những ngày nắng thì xe máy mới có thể đi được còn ngày mưa thì chỉ đi bộ

5 năm chưa xong quãng đường 6,8km!

Dự án đường giao thông liên xã Bản Mỏ - Lâm Tiến, với tổng chiều dài 6,8km được thiết kế theo quy mô đường cấp B giao thông nông thôn; mặt đường được láng nhựa. Tổng kinh phí cho dự án là 23 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp giao thông, vốn JICA, vốn vay tín dụng ưu đãi và một số nguồn vốn khác. 

Tuyến đường được triển khai thi công, đáp ứng niềm mong mỏi lâu nay của Nhân dân trong khu vực, phục vụ giao thương hàng hóa thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, dù không có chi phí giải phóng mặt bằng (do dự án là công trình giao thông nông thôn), nhưng khi có chủ trương vận động hiến đất làm đường, hàng chục hộ dân đã tình nguyện hiến hàng nghìn mét vuông là đất vườn, đất trồng ngô, lúa bao lâu nay, với mong muốn công trình sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.

Hộ gia đình chị Lù Thị Lụa ở ngay đầu tuyến đường đi qua xóm Bản Mỏ, thôn Tả Ngảo, xã Bản Qua, khi được thôn, xã tuyên truyền vận động hiến đất làm đường, gia đình chị rất đồng thuận và đã hiến hàng trăm mét vuông đất nương đang trồng ngô cho dự án. 

Chị Lụa cho biết: Nhà nước làm đường cho bà con đi lại dễ dàng hơn, đường to hơn thì ai cũng vui mừng phấn khởi, bảo lấy đất để mở đường thì bà con cũng đều đồng ý hết. Tuy nhiên, tuyến đường thi công quá lâu, đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt của bà con.

“Từ khi đường thi công đi lại rất khó khăn, nhất là vào những ngày mưa đường lầy lội trơn trượt. Đây là tuyến đường bà con lâu nay vẫn đi lại làm ruộng nương, vận chuyển lúa, ngô trong mùa thu hoạch nên những ngày mưa gió thì hầu như chỉ đi bộ”, chị Lụa cho biết.

Làm việc với phóng viên, ông Lưu Chung Thành, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng huyện Bát Xát cho biết: Công trình đường Bản Mỏ - Lâm Tiến được thực hiện với chủ trương đầu tư theo cấp giao thông nông thôn; Nhà nước đầu tư xây dựng công trình, xã vận động Nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng. Theo hợp đồng thì, công trình được khởi công tháng 8/2016 và hoàn thành 8/2018. Tổng số hộ bị ảnh hưởng phải thực hiện hiến đất là 39 hộ, với tổng diện tích 13,64ha.

“Thực tế là công trình có bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính đó là vẫn còn 24 hộ thuộc thôn Ná Nàm chưa đồng thuận hiến đất để thi công, nên việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình này chưa xác định được thời gian hoàn thành cụ thể. Chính vì vậy, Ban quản lý dự án đã tham mưu với UBND huyện có văn bản trình UBND tỉnh, cho phép dừng thi công để tiếp tục vận động Nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng, khi nào có mặt bằng sạch thì mới tiếp tục thi công trở lại”, ông Thành thông tin.

Lại tiếp tục... gia hạn?

Cũng theo ông Phó Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng huyện, trước những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nói trên, ngày 11/09/2019, UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản số 1492/UBND-QLĐT tạm dừng thi công công trình. Ngày 13/12/2019 UBND tỉnh Lào Cai tiếp tục có văn bản số 5888/UBND-QLĐT về việc gia hạn hợp đồng hoàn thành công trình đến 15/12/2020. 

Đến ngày 09/02/2021 UBND tỉnh Lào Cai có văn bản số 532/UBND-QLĐT cho phép điều chỉnh giảm quy mô (giảm 3km đoạn thuộc địa phận thôn Ná Nàm) và gia hạn hợp đồng đến ngày 30/06/2021 phải hoàn thành.

“Hiện nay chúng tôi đang đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình để hoàn thành theo đúng kế hoạch. Và sẽ hoàn thành công trình vào cuối tháng 6 theo đúng thời gian UBND tỉnh gia hạn”.

Công, ván cốt pha vứt lăn lóc dọc đường
Công, ván cốt pha vứt lăn lóc dọc đường

Hạn hoàn thành công trình là như vậy, nhưng khi phóng viên đi thực tế, tuyến đường thì thấy công trình này còn rất bề bộn; mặt đường đất ghồ ghề, nhiều đoạn bị trượt sạt, hệ thống cống rãnh hai bên đường thì chỗ có, chỗ không. Đặc biệt, hầu như không nhìn thấy bóng công nhân hay máy móc nào đang thi công.

Vậy thì khẳng định của ông Phó Giám đốc Ban quan lý dự án xây dựng huyện, liệu có khả thi trong khi thời gian chỉ còn chưa đầy một tháng?. Đặc biệt, việc công trình bị chậm tiến độ quá lâu, đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người dân.

Ngoài ra, từ sự việc này, dư luận có thể đặt ra câu hỏi, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền huyện, xã, và vai trò trách nhiệm của các tổ chức trên địa bàn hoạt động thế nào, khi để một công trình quan trọng, nhiều ý nghĩa như vậy phải điều chỉnh từ 6,8km xuống còn 3,8km, chỉ vì lý do không vận động được dân giải phóng được mặt bằng.

Việc công trình phải nhiều lần gia hạn, điều chỉnh kéo dài thời gian thi công không chỉ gây lãng phí tiền của Nhà nước, mà đang " phụ” lòng tin của Nhân dân trong vùng, nhất là các hộ dân đã nhường đất sản xuất của gia đình để xây dựng công trình…

Người dân đang mong chờ, sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương, đơn vị chuyên ngành chức năng để giải quyết dứt điểm thực tế này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Ngăn chặn tình trạng săn bắt chim yến

Khánh Hòa: Ngăn chặn tình trạng săn bắt chim yến

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa (Công ty Yến sào Khánh Hòa) trong việc bảo vệ đàn chim yến, chống nạn săn bắt chim yến đang diễn ra trên địa bàn.
Tin nổi bật trang chủ
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Để biên giới bình yên, bên cạnh công tác tuần tra không mệt mỏi của cán bộ, chiến sĩ biên phòng Kiên Giang còn có sự góp sức của người dân, trong đó có lực lượng phụ nữ. Nhiều tổ phụ nữ đã được thành lập và tích cực tuyên truyền, vận động bảo vệ đường biên, cột mốc, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội biên phòng trong việc quản lý địa bàn, giữ vững chủ quyền biên giới.
Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Kinh tế - Nguyên Minh - 1 giờ trước
Nhằm từng bước tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm OCOP của tỉnh. Theo đó, đã có hằng trăm sản phẩm OCop của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, vận đồng người dân bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tạo cơ hội, môi trường cho phụ nữ DTTS vùng cao tỉnh Hà Giang tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Sắc màu 54 - Lê Vi - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đưa di sản văn hóa vào trường học để giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa trên địa bàn tỉnh đều trở thành địa điểm học tập để học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm.
Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Những năm gần đây, tình trạng học sinh ở vùng cao bỏ học giữa chừng do tảo hôn từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Để có được những chuyển biến tích cực đó, nhiều trường học ở vùng cao đã có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nâng cao nhận thức cho các em học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) hiểu biết nhiều hơn về về những hệ lụy khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 1 giờ trước
Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực triển khai thực hiện đồng bộ công tác giảm nghèo với nhiều nội dung và hình thức khác nhau gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từ đó, góp phần tích cực trong giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện đời sống người dân, bộ mặt nông thôn tại địa phương này đã có nhiều khởi sắc.
Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát

Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát

Một ngày cuối tháng 11/2023, chúng tôi đến thăm thôn Đắc Tà Vâng (xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, Quảng Nam) trong cơn mưa chiều vùng biên. Trong khung cảnh bình yên, ông Zơ Râm Vấn đang say mê đan nia dưới hiên nhà. Đã ở tuổi 77 nhưng tình yêu của ông với nghề đan lát truyền thống của người Tà Riềng (một nhánh thuộc dân tộc Gié Triêng) bền vững như những sợi nan gắn bó, quấn quýt lấy nhau qua năm tháng.
Huyện U Minh (Cà Mau): Phát huy hiệu quả vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719

Huyện U Minh (Cà Mau): Phát huy hiệu quả vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc - Ngọc Lê - Minh Triết (thực hiện) - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai, phát huy hiệu quả nguồn vốn, thêm động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.