Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thấy gì từ các công trình nước sinh hoạt tập trung ở Tây Nguyên: Nhiều bất cập từ khâu đầu tư đến công tác quản lý, vận hành (Bài 2)

Lê Hường - 14:41, 15/06/2021

Xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung trong vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa mục đích để người dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe, góp phần xây dựng nông thôn mới. Song việc phát huy hiệu quả các công trình cấp nước tập trung lại đang gặp rất nhiều khó khăn. Giải pháp nào để khắc phục những bất cập trên?

Công trình nước sinh hoạt tập trung huyện Đức Xuyên, tỉnh Đắk Nông bỏ hoang nhiều năm
Công trình nước sinh hoạt tập trung huyện Đức Xuyên, tỉnh Đắk Nông bỏ hoang nhiều năm

Nguồn nước bẩn lấy làm nước sạch

Theo Chương trình 134, xã Ea Sin, huyện Krông Púk, tỉnh Đắk Lắk, được đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho 400 hộ đồng bào DTTS. Công trình do Ban Quản lý dự án huyện làm chủ đầu tư, với tổng kính phí gần 1,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, nguồn nước bị nhiễm phèn nặng, nước màu đỏ và mùi tanh nên từ khi bàn giao công trình đã “đắp chiếu”; suốt nhiều năm nay người dân nơi đây vẫn đi gùi nước suối về dùng.

Bà H’Ngói Niê, ở buôn Cư Mtao cho biết: Ở đây giếng khoan, giếng đào nhà ai cũng bị nhiễm phèn nên bao năm qua, bà con lấy nước từ  suối, đập về sinh hoạt. Khi Nhà nước đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, bà con ai cũng mừng. Vậy mà mới đưa vào sử dụng không bao lâu, nước bắt đầu có màu đỏ, mùi tanh, không dùng được nữa. Bà con trở lại lấy nước suối về sinh hoạt.

Tương tự, cả xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông chỉ có 1 công trình cấp nước tập trung, nhưng không phát huy hiệu quả vì nước bị nhiễm phèn. Ông Phạm Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Gằn cho biết: Công trình cấp nước tập trung với 4 giếng khoan, nhưng 3 giếng không hoạt động vì bị nhiễm phèn, chỉ còn 1 giếng cung cấp nước cho bà con buôn Đắk Krai. Vì thế, nhiều năm qua, người dân 4 bon đồng bào DTTS của xã luôn bị thiếu nước vào mùa khô. Xã đã nhiều lần kiến nghị đến cấp trên, phòng ban chức năng, nghiên cứu tìm giải pháp giúp người dân địa phương thoát khỏi cảnh thiếu nước.

Trên thực tế, rất nhiều công trình ngưng hoạt động do xác định nguồn nước chưa phù hợp, thiếu nước vào mùa khô, chất lượng nguồn nước không đảm bảo; trong khi nhiều công trình không có, hoặc có hệ thống xử lý nước nhưng chưa đảm bảo yêu cầu, dẫn đến chất lượng nước không đảm bảo. Vì vậy, việc khảo sát, thẩm định nguồn nước khi chọn vị trí xây dựng công trình, cần được coi trọng, tránh trường hợp công trình không thể sử dụng sau khi bàn giao vì chất lượng nước không đảm bảo.

Người dân xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông thiếu nước sinh hoạt mùa khô
Người dân xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông thiếu nước sinh hoạt mùa khô

Quản lý lỏng lẻo

16 năm trước, người dân bon Bù Zấp, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, vui mừng khi được đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, giúp bà con thoát khỏi cảnh "khát nước". Vậy nhưng, mới đưa vào vận hành được 2 năm, công trình bị hư hỏng, sau đó không hoạt động được. 

Do nhiều năm không sử dụng, cây cối mọc um tùm, nhiều hạng mục công trình gỉ sét, rêu mốc phủ đen. Bao nhiêu năm công trình hỏng, là bấy nhiêu năm người dân trở lại cảnh thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Ông Điểu Phồn, nguyên Trưởng bon Bù Zấp, người trực tiếp vận hành công trình chia sẻ: "Bản thân tôi được giao nhiệm vụ vận hành công trình, nhưng tôi chỉ làm mỗi việc đóng, ngắt cầu giao điện".

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến công trình cấp nước tập trung bị bỏ hoang. Đầu tiên là, do có nhiều chủ đầu tư khác nhau, trong đó, nhiều chủ đầu tư chưa có chuyên môn, thiếu kiến thức chuyên môn ngay từ khi lập, phê duyệt dự án, thiết kế công trình. 

Bên cạnh đó, công tác quản lý, vận hành một số công trình chưa được chú trọng đúng mức, đội ngũ quản lý và vận hành không có chuyên môn; địa phương không có nguồn kinh phí bảo dưỡng công trình thường xuyên; nhiều công trình xây dựng ở khu vực không có điện, chất lượng nước không bảo đảm.

Theo ông Phạm Ngọc Bình, Phó Giám đốc Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đắk Lắk, để phát huy hiệu quả các công trình nước sinh hoạt tập trung, cần phải thiết lập được cơ chế chuyên nghiệp. Việc đầu tư công trình tập trung nên khảo sát đúng quy mô, ít nhất 200 hộ và  lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS trong việc sử dụng nguồn nước;  đảm bảo duy trì hệ thống xử lý, cung cấp nước sạch.

Được biết, thời gian qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã áp dụng chính sách, hỗ trợ đối với đồng bào DTTS khi sử dụng nguồn nước sạch. Theo đó, hộ đồng bào DTTS nghèo, vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ sử dụng nước miễn phí 5 khối/tháng, nếu vượt quá sẽ tính tiền để bù vào chi phí vận hành, xử lý hệ thống nước sạch.

Ngoài ra, các công trình nước sinh hoạt cũng cần được đầu tư các thiết bị xử lý, làm sạch nguồn nước. Trước nay, các công trình nước sinh hoạt tập trung, chỉ dừng lại ở việc khoan, bơm nước lên bồn chứ chưa chú trọng xử lý nước.

Còn theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông, để nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, gắn với các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, việc quan trọng cần làm là tổ chức lại cách thức quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

Theo đó, để khắc phục những tồn tại, nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, tháng 3/2021 UBND tỉnh Đắk Nông đã giao 92 công trình cấp nước sinh hoạt cho Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông (Công ty thủy lợi) quản lý, vận hành. Sau khi tiếp nhận, Công ty Thủy lợi đã nhanh chóng rà soát, kiểm tra, đánh giá lại hiện trạng các công trình để từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong việc khai thác, vận hành các công trình trên...

Qua đó có thể thấy, việc đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt thì dễ, nhưng quản lý vận hành sau đầu tư mới khó. Do đó, để các công trình nước phát huy hiệu quả cần phải kiểm kê lại toàn bộ tính hiệu quả của các công trình, từ đó, chuyển giao cho các đơn vị chuyên môn về nước sạch quản lý vận hành thì hiệu quả công trình mới được bền vững...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đại hội đại biểu các DTTS huyện Krông Năng (Đăk Lăk)

Đại hội đại biểu các DTTS huyện Krông Năng (Đăk Lăk)

Ngày 26/4, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV Nguyễn Thiên Văn; Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Đắk Lắk Huỳnh Chiến Thắng; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk H’Yâo Knul; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 150 đại biểu chính thức. Đây là 1 trong 2 Đại hội điểm Đại hội các DTTS của tỉnh Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 4 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.