Một không gian công cộng vốn không của riêng ai, nhưng đồng thời lại thuộc về tất cả mọi người. Và nghệ thuật công cộng đã là một phần của phát triển văn hóa. Mỗi một tác phẩm nghệ thuật công cộng do các nghệ sĩ sáng tạo nên đều gắn liền với hình ảnh con người, quê hương, đất nước, bản sắc văn hóa, chiều dài lịch sử... Khi các tác phẩm nghệ thuật trong không gian công cộng được quan tâm đúng mức sẽ nâng chất lượng sống và cảm thụ nghệ thuật của Nhân dân, làm cuộc sống phong phú hơn.
Nhiều năm nay, những ngôi trường ở miền núi Quảng Ngãi đã đưa nội dung giáo dục về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS vào những tiết ngoại khóa, sinh hoạt. Điều này không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, mà còn giúp học sinh tự tin, thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống, Vân Canh (Bình Định) có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Tuy vậy, hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề được đặt ra trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhất là ý thức của người dân trong việc bảo tồn văn hóa của chính dân tộc mình.
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thông tin, trong năm 2020, Trung ương Hội sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan tổ chức nhiều hoạt động chủ đề “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”.
Không thể phủ nhận, trong những năm qua, thông qua điện ảnh dưới nhiều hình thức như phim ngắn quảng bá, phim truyền hình, phim truyện… đã góp phần quan trọng, tích cực cho du lịch Việt Nam phát triển. Nhiều điểm thăm quan được khai thác, lượng khách du lịch đến ngày một đông… đó chính là hiệu ứng tích cực cho câu chuyện truyền thông thông qua điện ảnh.
Ở tuổi 93, ông Lương Long Vân, dân tộc Tày, thôn Yên Phú, xã An Tường (thành phố Tuyên Quang) vẫn miệt mài sưu tầm, biên dịch những cung Then cổ vừa truyền dạy, bảo tồn chữ Nôm - Tày. Những cuốn sách được ông cùng các nhà nghiên cứu văn học dân gian về văn hóa truyền thống dân tộc Tày đã trở thành những tài liệu quý, có hàm lượng tri thức cao, góp phần bổ sung, làm phong phú hơn kho tàng văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Tày.
Thực hiện phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, những năm qua, phong trào thể dục thể thao của tỉnh Lai Châu đã phát triển mạnh mẽ, không chỉ xuất hiện các cá nhân, tập thể, câu lạc bộ thể thao mà còn xuất hiện ngày càng nhiều các hộ gia đình thể thao. Họ đã trở thành điểm sáng, tạo động lực cho phong trào thể thao lan tỏa tại các khu dân cư.
Trang phục truyền thống là một yếu tố quan trọng làm nên bản sắc của mỗi dân tộc. Thế nhưng, trước sự phát triển kinh tế, giao lưu của nhiều nền văn hoá, trang phục của một số dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một, bị biến dạng bởi cách tân lệch lạc.
Cà răng, căng tai là tục lệ lâu đời của một số dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên, vừa thể hiện chuẩn mực về cái đẹp, chứng minh sự giàu có của gia đình. Lỗ tai càng rộng thì càng đẹp và được nhiều đàn ông ngưỡng mộ. Tuy nhiên, tập quán này không còn phù hợp với chuẩn mực cái đẹp của xã hội hiện đại nên đã mờ nhạt dần theo thời gian, hiện trên địa bàn Tây Nguyên chỉ còn vài cụ già căng tai.
Kaly Trần, chàng trai dân tộc Ba Na chia sẻ, muốn âm nhạc của người Ba Na được bảo tồn, phát huy hiệu quả thì phải tìm được “không gian sống” cho nó chứ không thể giữ gìn theo những cách khiên cưỡng. Đó cũng là lý do mà ban nhạc dân gian Kaly Band được thành lập với hơn 100 thành viên “chân đất”, do Kaly Trần làm Trưởng nhóm.
Từ xưa đến nay, những trò chơi dân gian của các dân tộc luôn mang giá trị tinh thần, thể hiện tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong Nhân dân. Chính vì thế, thời gian gần đây, tỉnh Cao Bằng đang tích cực đưa các trò chơi dân gian vào phục vụ phát triển du lịch để thu hút du khách, tạo điểm mới lạ, hấp dẫn, đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc.
Nhắc đến Hà Văn Hiếu (dân tộc Tày), không ai trong làng vật thể thao Việt Nam là không biết bởi anh là một vận động của Đội tuyển quốc gia Việt Nam giữ kỷ lục về số Huy chương Vàng của môn vật trên đấu trường trong nước và quốc tế, với 15 năm vô địch quốc gia và 3 lần vô địch SEA game.
Những năm gần đây, đồng bào các DTTS ở Điện Biên sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình có xu hướng giảm, nhất là ở nam giới và người trẻ tuổi. Khảo sát của ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên, cho thấy: Hiện nay, trang phục nam của các dân tộc ít người hầu như không còn lưu giữ hoặc không nguyên bản theo truyền thống. Trang phục nữ giới gìn giữ tốt hơn, song không được sử dụng phổ biến, chỉ mặc trong dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện văn hóa của gia đình và cộng đồng.
Việc truyền dạy đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ đã được ngành Văn hóa các cấp tỉnh Đăk Lăk triển khai nhiều năm. Để tạo sức lan tỏa hơn, từ năm 2019, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đăk Lăk mở lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng tại các đơn vị sự nghiệp; Trường Đại học Tây Nguyên được chọn để thí điểm.
Mỗi lần về vùng đồng bào Cơ-tu ở Quảng Nam công tác vào dịp gieo trồng, cấy, làm cỏ lúa nước, lúa rẫy, đến thu hoạch lúa mùa, làm nhà mới, sửa Gươl làng,…chúng tôi đều thấy có rất đông bà con tham gia. Tìm hiểu thì được biết đó là tập tục Rơ ving. Theo tiếng Cơ-tu, Rơ ving là hình thức giúp và trao đổi công cho nhau trong môi trường sống và lao động sản xuất. Rơ ving còn là sự gắn kết, đùm bọc thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau được người Cơ-tu gìn giữ từ đời này qua đời khác.
Không chỉ được biết đến với mùa hoa tam giác mạch hay hoa cải vàng, trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc Hà Giang, cứ mỗi độ tháng Hai hằng năm, những bông đào rừng lại bung nở khoe sắc trên miền biên cương hùng vĩ của Tổ quốc. Đây là thời điểm sắc đào đang nở đẹp nhất tại Hà Giang.
Kon Klốc là làng đứng đầu với danh sách 5 nghệ nhân vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú
Các dân tộc vùng Tây Nguyên - Trường Sơn và vùng Tây Bắc đến nay vẫn còn bảo lưu kho tàng nghệ thuật tạo hình hết sức đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm điêu khắc gỗ.
Bảo tồn giá trị của lễ hội là câu chuyện không riêng của dân tộc nào, đồng thời cũng không chỉ riêng cơ quan quản lý nhà nước. Để trả lễ hội về đúng ý nghĩa vốn có của nó, cần có những điều chỉnh kịp thời về chiến lược, cách thức thực hiện từ các cơ quan chức năng cho đến điều chỉnh trong mỗi cá nhân - chủ thể của lễ hội sẽ khai thác hiệu quả, giúp lễ hội ngày càng phát triển một cách lành mạnh, đúng hướng, góp phần làm giàu tài sản văn hóa dân tộc.
Sắc màu 54 -
Xuân Dũng - Thành Nhân -
14:50, 18/02/2020 Văn hóa truyền thống của người Ba Na ở làng Kon Blo, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), không chỉ có giá trị về tinh thần mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Vì thế, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống luôn nhận được sự đồng thuận của mọi tầng lớp Nhân dân.