Tối 30/8, tại sân khấu không gian nhà Bát Giác (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ khai mạc "Ngày văn hóa Tuyên Quang tại Hà Nội". Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 30/8 đến 1/9.
Từ khi đất nước thống nhất, đời sống đồng bào ở các buôn làng Tây Nguyên nghèo khó, lạc hậu xưa kia đã hoàn toàn đổi khác. Các hủ tục dần lùi xa, đường sá đi lại thuận tiện, điện sáng kéo đến từng nhà, hệ thống trường học khang trang, đau ốm có trạm y tế… Ngày Quốc khánh 2/9 trở thành ngày lễ lớn đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Với mong muốn giới thiệu những món ăn của dân tộc, các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Thái đến với khách du lịch và người dân, bà Cà Thị Thỏa ở bản Giảng Lắc, phường Quyết Thắng, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La đã huy động các hộ dân cùng góp đất, cổ phần thành lập Hợp tác xã (HTX) Nặm La. HTX phát triển theo phương thức dịch vụ ăn uống nhà hàng kết hợp với dệt thổ cẩm truyền thống đã phát huy hiệu quả và tạo công ăn việc làm ổn định cho đồng bào dân tộc nơi đây.
Ông Ksor Hyuih làm Trưởng thôn của làng Bruk Ngol (phường Yên Thế, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) từ năm 1994; năm 2013, ông được người dân làng tín nhiệm bầu làm già làng. Năm nay đã 73 tuổi nhưng già Hyuih như một điểm tựa vững chắc của người dân làng Bruk Ngol.
Người dân làng Plei Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) không chỉ lưu giữ được những bộ chiêng quý, mà nơi đây còn thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền dạy, biểu diễn cồng chiêng, qua đó góp phần lưu giữ và phát huy văn hóa truyền thống.
Văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ rất đa dạng, đặc sắc. Những nét tinh túy nhất trong văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm đã hội tụ trong sự kiện “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm lần thứ V năm 2019” vừa diễn ra từ ngày 18-21/8 tại Phú Yên.
Tốt nghiệp ngành Tài chính Kế toán, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, chàng trai Y Vân Mlô (SN 1987), dân tộc Ê-đê trở về quê hương ở buôn Drah, xã Cư Né, huyện Krông Buk (Đăk Lăk) lập nghiệp và tham gia công tác Đoàn. Yêu âm nhạc dân tộc, Y Vân không chỉ sử dụng được nhiều loại nhạc cụ truyền thống mà còn là người tâm huyết truyền cảm hứng cho các bạn trẻ ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống.
Cùng với hệ thống pháp luật, hương ước, quy ước được xem là những chuẩn mực ứng xử của một cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước bổ khuyết một số hạn chế của các văn bản quy định pháp luật, nhất là những vấn đề quá cụ thể, chi tiết, hoặc một số vấn đề pháp luật khó can thiệp; góp phần bảo tồn nhiều nét văn hóa truyền thống, phát huy giá trị của cộng đồng.
Không chỉ là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu sưu tầm thuộc thế hệ đầu tiên của bộ phận văn học dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam, ông Nông Viết Toại, dân tộc Tày, sinh năm 1926, ở bản Nà Cọt, xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) còn được biết đến là người có nhiều đóng góp lớn cho nghệ thuật dân tộc nước nhà.
Với thế hệ trẻ ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, Gia Lai), nghệ nhân Đinh Rung không khác gì một “vị thần” bước ra từ sử thi: dũng cảm, gan dạ, đánh giặc giỏi, có trí nhớ siêu việt khi thuộc và hát được những pho sử thi đồ sộ cha ông truyền lại một cách tài tình.
Nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao, thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã thành lập Câu lạc bộ hát Páo Dung. Câu lạc bộ (CLB) đã trở thành một trong những nơi lưu giữ di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của người Dao tại tỉnh Tuyên Quang.
Qua 13 lần tổ chức theo hình thức luân phiên định kỳ, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) các dân tộc vùng Tây Bắc đã thực sự trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc. Ngày hội VHTTDL lần thứ 14 năm nay, với chủ đề ‘‘Tây Bắc- Sơn La hội tụ và lan tỏa’’, tiếp tục kết nối để đồng bào các dân tộc Tây Bắc gặp gỡ, giao lưu, trách nhiệm hơn đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Những nét đẹp văn hóa độc đáo của vùng đất Mường cổ, phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, con người thân thiện, chịu thương chịu khó… là điểm nhấn của bản Lũy Ải (Mường Ải), xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Nơi đây, người dân đang tích cực hưởng ứng, tham gia góp công, góp của, hiến đất để xây dựng các công trình phúc lợi mang ý nghĩa cộng đồng, xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều loại hình di tích như: Đình làng, chùa, miếu, nhà thờ, lăng, tháp Chăm, thánh đường Hồi giáo, đền thờ của người Chăm, di tích lịch sử cách mạng; danh lam thắng cảnh… Tuy nhiên, những năm qua do thiếu kinh phí, công tác bảo tồn vẫn còn gặp nhiều khó khăn; việc thu hút khách du lịch thăm quan các di tích còn hạn chế.
Krông Bông là huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đăk Lăk, giáp ranh Lâm Đồng và Khánh Hòa với 25 dân tộc cùng sinh sống. Thời gian qua, để bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.
Già A Blếch, Người có uy tín của làng Kon Ktủh, thôn 11, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum hiện là người đang gìn giữ bộ cồng chiêng cuối cùng của làng. Không chỉ giỏi đánh cồng chiêng, già A Blếch còn là nghệ nhân dạy chiêng giỏi luôn tâm huyết, lưu giữ, phát huy văn hóa truyền thống.
Tối ngày 14/8, tại Chùa Hạ, Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu, Sơn Động (Bắc Giang) Đại lễ Vu lan báo hiếu 2019 đã được tổ chức trang nghiêm, xúc động.
Tận dụng dòng suối Lách trong veo dưới tán rừng, già Mà Giá, dân tộc Cơ-ho, thôn Gia Lố, xã Giang Ly, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đã tự tạo nên điểm thăm quan, du lịch độc đáo mà già vẫn gọi với cái tên giản dị: “Khu nghỉ mát xóa đói giảm nghèo”.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách dành cho đồng bào DTTS, trong đó có cộng đồng người Chăm. Từ đó, đời sống vật chất ngày càng phát triển, đời sống tinh thần ngày càng phong phú...
Đàn đá là loại nhạc cụ được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ độc đáo trong Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Từ xa xưa, dòng suối Đăk Kar đã gắn liền với đời sống của bà con bon Bu Bir, xã Quảng Tín, huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông. Đồng bào M’nông vẫn truyền tai nhau huyền thoại về đàn đá (goong lú-chiêng đá) và tìm được nhiều bộ đàn đá âm thanh trong ngần trong dòng suối này. Các nhà khảo cổ đã thẩm định những báu vật này được chế tác từ hàng nghìn năm trước.