Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Một số điệu múa của người Cao Lan ở Tuyên Quang

Một số điệu múa của người Cao Lan ở Tuyên Quang

Sắc màu 54 - PV - 14:44, 06/08/2020
Người Cao Lan sinh sống ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung đông nhất ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên và thành phố Tuyên Quang. Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của người Cao Lan không thể không nhắc tới những điệu dân vũ và nổi tiếng đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Cao Lan.
Nhà rông văn hóa huyện Sa Thầy: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật văn hóa, lịch sử quý báu

Nhà rông văn hóa huyện Sa Thầy: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật văn hóa, lịch sử quý báu

Sắc màu 54 - PV - 14:32, 06/08/2020
Được xây dựng vào năm 1992, trên khu đất trung tâm của thị trấn Sa Thầy, nhà rông văn hóa huyện Sa Thầy là công trình văn hóa, biểu tượng cho sự gắn kết các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn huyện. Nơi đây còn được xem là một bảo tàng thu nhỏ vì đang lưu giữ, trưng bày hàng trăm hiện vật có giá trị về văn hóa, lịch sử của địa phương.
Nét đẹp trong đám cưới của người Pu Péo

Nét đẹp trong đám cưới của người Pu Péo

Sắc màu 54 - PV - 15:14, 05/08/2020
Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, trong tổng số 22 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì Pu Péo là dân tộc có ít người hơn cả. Toàn tỉnh chỉ có khoảng 20 nóc nhà của người Pu Péo, sống rải rác ở vùng sâu, vùng xa của các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa. Mặc dù vậy, người Pu Péo vẫn giữ gìn những nét văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán độc đáo, trong đó nổi bật là nét đẹp trong đám cưới.
Lạng Sơn: Thực trạng thừa, thiếu nhà văn hóa thôn sau sáp nhập

Lạng Sơn: Thực trạng thừa, thiếu nhà văn hóa thôn sau sáp nhập

Sắc màu 54 - Nông Hồng - 13:49, 05/08/2020
Sau khi sáp nhập, các thôn, bản vào cuối năm 2019, Lạng Sơn đã xảy ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu nhà văn hóa thôn, xã, khối phố. Thực trạng này ít nhiều đang ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sinh hoạt, hội họp của người dân tại các thôn…
Thăng trầm cùng đá

Thăng trầm cùng đá

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - 09:59, 05/08/2020
Hàng chục năm nay, chợ đá quý Lục Yên, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên (Yên Bái) trở thành chợ đá quý nổi tiếng mà dân buôn đá quý, người sành ngọc, khách du lịch khắp nơi tìm đến. Ở đây, ngoài những viên đá quý lên đến cả trăm triệu, cả tỷ đồng, còn có những chuyện kỳ thú, những quy tắc ngầm trong phiên chợ đá này cũng khiến người kinh doanh bên ngoài, hay khách đến mua phải ngỡ ngàng.
Điện chưa đến nên nghèo chưa đi

Điện chưa đến nên nghèo chưa đi

Sắc màu 54 - Thanh Huyền - Tấn Sỹ - 09:45, 05/08/2020
Điện, đường, trường, trạm... là những hạng mục quan trọng cần đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Tuy nhiên, kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) 53 DTTS do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Tổng cục Thống kê mới công bố cho thấy, hiện vẫn còn 3,7% số hộ DTTS khu vực nông thôn chưa được tiếp cận điện lưới…
Páo Dung - Tiếng lòng của người Dao

Páo Dung - Tiếng lòng của người Dao

Sắc màu 54 - PV - 14:41, 04/08/2020
Những câu hát Páo dung giản dị, mộc mạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống đồng bào Dao. Đó chính là tiếng lòng của người Dao mà thông qua đó họ muốn gửi gắm niềm tin, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
“Số hoá” để bảo tồn văn hóa thổ cẩm

“Số hoá” để bảo tồn văn hóa thổ cẩm

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - 10:37, 04/08/2020
Với niềm say mê văn hóa dân tộc và nhận thức rõ hoa văn thổ cẩm là bản sắc riêng, là báu vật của các dân tộc Việt Nam, nhóm 8 sinh viên trẻ của các trường đại học đã xây dựng Dự án Ethnicity, tạo nên thư viện số văn hóa thổ cẩm để dễ dàng ứng dụng các thiết kế hằng ngày của người Việt như: Ấn phẩm văn phòng, thời trang, nghệ thuật, quà lưu niệm...
Phát triển du lịch cộng đồng ở Cao Sơn (Hòa Bình): Biến tiềm năng thành lợi thế

Phát triển du lịch cộng đồng ở Cao Sơn (Hòa Bình): Biến tiềm năng thành lợi thế

Sắc màu 54 - Nghĩa Hiệp - 10:14, 04/08/2020
Xóm Sưng và xóm Mó Hém, xã Cao Sơn trước đây từng là xóm thuần nông của một trong những xã nghèo nhất của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Thế nhưng giờ đây, diện mạo vùng khó này đang dần đổi thay, cuộc sống người dân từng bước khá lên… Kết quả trên có được nhờ hướng đi đúng đắn của chính quyền và đồng bào DTTS nơi đây trong việc biến tiềm năng thành lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng.
Tu Mơ Rông - Mảnh đất giàu truyền thống văn hóa

Tu Mơ Rông - Mảnh đất giàu truyền thống văn hóa

Sắc màu 54 - PV - 16:00, 03/08/2020
Dân tộc Xơ Đăng là một tộc người sinh sống lâu đời trên mảnh đất Kon Tum, trong đó tập trung nhiều trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, người dân nơi đây đã sáng tạo và hình thành nên nét văn hóa cho riêng mình được thể hiện rõ thông qua ngôn ngữ giao tiếp, quan niệm về tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực, nghệ thuật tạo hình, văn hóa nghệ thuật dân gian… Những nét đẹp văn hóa ấy giờ đây đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn luôn chú trọng bảo tồn và phát huy.
Người Cao Lan gìn giữ, bảo tồn chữ viết

Người Cao Lan gìn giữ, bảo tồn chữ viết

Sắc màu 54 - PV - 10:15, 03/08/2020
Dân tộc Cao Lan chiếm số đông trong tổng số 22 dân tộc anh em trong tỉnh. Không chỉ lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo mà người Cao Lan còn tích cực gìn giữ, bảo tồn chữ viết.
Thổ cẩm truyền thống trong thời hội nhập

Thổ cẩm truyền thống trong thời hội nhập

Sắc màu 54 - Quý-Hiệp - 09:26, 03/08/2020
Sản phẩm thổ cẩm truyền thống thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa mỗi dân tộc. Tại tỉnh Hòa Bình, nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần gìn giữ tinh hoa văn hóa đặc trưng của các dân tộc mà còn đang góp phần phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, nghề dệt thổ cẩm truyền thống vừa phải giữ được hồn cốt, vừa phải sáng tạo để tìm chỗ đứng trên thị trường.
Theo chân đội chiếu bóng về làng

Theo chân đội chiếu bóng về làng

Sắc màu 54 - Lê Phương - 10:04, 31/07/2020
Nhiều năm qua, cán bộ, nhân viên Trung tâm Văn hóa - Ðiện ảnh (VHĐA) Bình Định đã miệt mài đưa điện ảnh đến với đồng bào ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Để có được những buổi chiếu phim như vậy, những người làm công tác này phải vượt qua không ít gian truân.
Đặc sắc làn điệu dân ca Nùng

Đặc sắc làn điệu dân ca Nùng

Sắc màu 54 - PV - 10:39, 30/07/2020
Người Nùng ở Tuyên Quang có trên 4.000 hộ với hơn 16.000 nhân khẩu tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Sơn Dương, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình.
Tiếng kèn saranai ở Mỹ Sơn

Tiếng kèn saranai ở Mỹ Sơn

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 10:31, 29/07/2020
Khu Di tích Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới năm 1999. Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng những tòa tháp Chăm cổ kính mà còn được thưởng thức những điệu kèn saranai độc đáo của người Chăm.
Quảng Ngãi: Cách làm mới để quảng bá văn hóa truyền thống

Quảng Ngãi: Cách làm mới để quảng bá văn hóa truyền thống

Sắc màu 54 - Thành Nhân - 09:53, 28/07/2020
Kho tàng văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi rất đa dạng và phong phú với những làn điệu dân ca ta lêu, kachoi da diết của người Hrê; những thanh âm độc đáo của cây đàn kađác, kèn amáp của người Cor;… Nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc đó đang được gìn giữ, phát huy bằng nhiều cách làm sáng tạo.
Đội văn nghệ chùa Xiêm Cán

Đội văn nghệ chùa Xiêm Cán

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 12:06, 27/07/2020
Ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có nhiều đội văn nghệ được ban quản trị chùa thành lập và đi vào hoạt động nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa vốn có của người Khmer, đồng thời phục vụ người dân địa phương và du khách gần xa đến thưởng ngoạn cảnh chùa. Điển hình như tại chùa Xiêm Cán, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu (Bạc Liêu) có một Đội Văn nghệ đã làm đắm say du khách bởi những điệu múa truyền thống của đồng bào Khmer mượt mà, uyển chuyển.
Người Xtiêng và chiếc ná

Người Xtiêng và chiếc ná

Sắc màu 54 - Vũ Tâm - 10:33, 27/07/2020
Trong các công cụ săn bắn truyền thống của người Xtiêng, ná (nỏ) là một trong những công cụ quan trọng trong hoạt động săn bắn động vật từ thiên nhiên. Ngày nay, ná là dụng cụ được trưng bày trong bảo tàng và trở thành dụng cụ của môn thể thao được yêu thích trong các dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Xtiêng.
Nghệ nhân Ksor Hnao và quán ẩm thực Tây Nguyên

Nghệ nhân Ksor Hnao và quán ẩm thực Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 23:07, 23/07/2020
Nghệ nhân Ksor Hnao ở làng Kép (phường Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai) là người am hiểu các nét văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên. Với tài năng Yàng (trời) phú, ông đã dìu dắt, đào tạo hàng trăm thế hệ trong các lĩnh vực văn hóa như tạc tượng, đánh chiêng và chỉnh chiêng. Để bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc, ông đã mở một quán ăn mang tên Ksor Hnao để quảng bá văn hóa ẩm thực của người Gia Rai với khách du lịch và tạo sinh kế cho dân làng.
Linh thiêng tiếng khèn Mông

Linh thiêng tiếng khèn Mông

Sắc màu 54 - PV - 09:44, 23/07/2020
Dân tộc Mông ở Tuyên Quang tuy số dân không đông như các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan nhưng là một dân tộc có tính cộng đồng cao và có bản sắc văn hóa đậm nét. Đồng bào Mông rất yêu thích văn nghệ. Người con trai Mông ngoài việc giỏi làm nương còn phải biết thổi sáo, múa khèn. Người thổi khèn giỏi sẽ có uy tín trong bản.