Sắc màu 54 -
Giang Lam - Ngọc Ánh -
19:22, 25/09/2021 "Con gái Nùng ai có bàn tay xanh màu chàm thì tự hào lắm, bởi chứng tỏ họ là người đảm đang, khéo léo", bà Tráng Già Mìn ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tự hào nói với chúng tôi như thế, khi chúng tôi tò mò cứ ngắm mãi đôi bàn tay của những người phụ nữ nơi đây.
Dù chưa thành lập các câu lạc bộ (CLB), chưa mở các lớp bài bản chuyên nghiệp, tự túc kinh phí hoạt động, nhưng thời gian qua, tại các thôn, bản đồng bào dân tộc Dao ở xã Minh An, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có nhiều nhóm nhỏ được thành lập như, nhóm học chữ Nôm Dao, nhóm văn nghệ, nhóm thêu, nhóm múa...; Với sự nỗ lực hoạt động của các nhóm này, đang góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 2475/QĐ-BVHTTDL về việc tuyên truyền công tác bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ truyền thống của các dân tộc thiểu số trên các kênh phát thanh, truyền hình.
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới, với 20 dân tộc cùng sinh sống; đây là vùng đất còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Văn hóa truyền thống chính là một trong nhũng tiềm năng to lớn để tỉnh phát triển du lịch.
Tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng sinh sống. Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào DTTS phong phú đa dạng. Giữ gìn, khơi dậy những giá trị ấy, cũng là chung tay xây dựng và làm giàu thêm nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc của dân tộc.
Bỏ học khi đang là sinh viên năm thứ 2 Đại học Lâm nghiệp để bắt đầu lại với ước mơ chinh phục hội họa từ ngày còn tấm bé, hoạ sỹ trẻ Vàng Hải Hưng (dân tộc Giáy, sinh năm 1995 ở xã Quang Kim, huyện Bát Xát, Lào Cai) đã nỗ lực tự vẽ câu chuyện đời mình bằng đam mê, với quan niệm rất riêng về hội họa dù tuổi đời rất trẻ.
Một chương trình truyền thông lớn lần đầu tiên được tỉnh Hà Giang tổ chức trên nền tảng số. Chương trình sẽ đem đến "một hành trình du lịch online” với những cảm xúc thú vị cho du khách khắp mọi miền Tổ quốc cũng như bạn bè quốc tế.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định phê duyệt Đề án "Văn hóa Huế-Con người Huế: Bảo tồn và phát triển".
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) mới ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 65 ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới. Đây là cơ sở để Khánh Hòa tiếp tục có những chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Thời gian qua có nhiều các công trình điêu khắc ngoài trời, xuất hiện tại các điểm checkin du lịch nổi tiếng. Thực tế này đòi hỏi, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý, thẩm định, đánh giá đúng tác động của các công trình trước khi nó được ra mắt công chúng. Không phải tới khi dư luận lên tiếng, sự đã rồi, chúng ta mới rút ra bài học kinh nghiệm...
Tết Trung thu hay còn gọi là Tết Đoàn viên, Tết Thiếu nhi, Tết Trông trăng… là dịp để các bạn nhỏ được vui chơi, tham gia các hoạt động ý nghĩa, xem múa lân, rước đèn hay tham gia các hoạt động cùng các thành viên trong gia đình. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau sum họp, quây quần chuẩn bị mâm cỗ cúng dâng lên gia tiên để tỏ lòng thành kính. Bởi vậy, Trung thu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mỗi bạn nhỏ hay mỗi gia đình Việt.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) không còn biết nghe và nói tiếng mẹ đẻ của mình. Đây là thực tế buồn, cho thấy lòng tự tôn và tình yêu văn hóa dân tộc ở một bộ phận giới trẻ đang giảm sút. Những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, trong đó có bảo tồn tiếng nói, chữ viết. Việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ cho giới trẻ người DTTS, không chỉ phụ thuộc vào ý thức tự thân, tự lực của mỗi cá nhân, mà của cả cộng đồng dân tộc.
Tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Theo đó, giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh tập trung xây dựng mô hình điểm về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Raglay tại huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.
Thị trấn Mai Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) vẫn được xem là một “thiếu nữ miền sơn cước” mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng đằm thắm và quyến rũ. Thị trấn nhỏ với nét duyên thầm dung dị này vẫn có một sức hút lạ kỳ với bất cứ ai khi đã từng một lần đến trải nghiệm, khám phá.
Để bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, ngành Văn hóa các địa phương đã có nhiều nỗ lực, khai thác bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, để biến các giá trị văn hóa truyền thống thành tài sản và thực sự “ăn sâu, bám rễ” trong đời sống của đồng bào, thì chúng ta phải tiếp tục điều chỉnh, xây dựng được một chiến lược, lộ trình phát triển rõ ràng, bài bản.
Trong nhịp sống hiện đại, chiếc quẩy tấu vẫn giữ một vai trò không thể thay thế, là “vật bất ly thân”, là người bạn gần gũi trong đời sống đồng bào Mông nơi vùng cao núi đá, cho dù đã xuất hiện những công cụ mới, phương tiện mới...
Trong lĩnh vực múa dân gian, có những điệu múa của đồng bào DTTS chỉ xuất hiện trong các nghi lễ truyền thống, gắn với không gian linh thiêng nên ít khi xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn. Tiêu biểu như điệu múa chiêu của dân tộc Xơ Đăng và các điệu múa chuông, múa rùa, múa dao, múa kiếm... của dân tộc Dao.
Lễ Then xò lụ (Then cầu con) là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Thái ở bản Tâu, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang được gìn giữ và phát huy. Qua nghi lễ, nhiều điệu múa cùng lời hát Then được bảo tồn.
Trong nhiều năm qua, ngành Văn hóa đã có những nỗ lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiếu số (DTTS). Tuy nhiên, việc bảo tồn mới giải quyết được “chiều rộng” mà chưa có “chiều sâu” . Do đó, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS trong giai đoạn tiếp theo, cần có những giải pháp căn cơ, phù hợp thực tiễn hơn.
Sắc màu 54 -
Lương Định - Ngọc Ánh -
20:27, 09/09/2021 Người Hoa di cư đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh ngày nay) vào cuối thế kỷ XVII. Tại đây, cộng đồng người Hoa đã xây dựng nên những công trình kiến trúc tôn giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu, đền, đình (còn gọi là hội quán) làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân tộc mình.