Lễ hội Đền Huyền Trân – Xuân Nhâm Dần 2022 vừa được Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên- Huế khai mạc vào sáng 9/2 tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP. Huế). Đây là hoạt động chào đón Xuân Nhâm Dần và là lễ hội quy mô đầu tiên trong chuỗi các hoạt động, sự kiện của Festival bốn mùa 2022.
Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Tiến Hợi - tên thật là Nguyễn Văn Hợi sinh ngày 8/8/1959. Ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ ngày 10/2 sau thời gian điều trị bệnh.
Nhà thơ Y Phương – gương mặt thi ca tiêu biểu của dân tộc Tày đã đột ngột qua đời vào đêm 9/2, hưởng thọ 74 tuổi.
Tìm lại giá trị của những món đồ xưa, cũ là thú chơi tao nhã, không ồn ào, náo nhiệt như những trò tiêu khiển khác. Mỗi người tìm đến thú chơi này vì nhiều lý do khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung là nâng tầm giá trị hiện vật.
Nhà thiết kế Phương Hồ lồng ghép những câu chuyện lịch sử qua trích đoạn "Tiếng trống Mê Linh", "Đám rước Huyền Trân công chúa" vào show thời trang áo dài, tạo sự cuốn hút. Nhiều nét văn hóa, các địa danh nổi tiếng của Việt Nam cũng chị được đưa lên tà áo dài để giới thiệu đến đông đảo bạn bè trên thế giới.
Từ ngày 10/2, UBND TP. Hà Nội cho phép mở cửa các rạp chiếu phim, các cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật (các nhà hát, rạp hát...) trên địa bàn.
Ngày mùng 8 tháng Giêng hằng năm (mùng 8 Tết) đồng bào Mường xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) lại tổ chức Tết Gioi truyền thống. Tết Gioi theo phong tục của người Mường nơi đây là Tết lại, cũng có nghĩa là Tết xuống đồng, bắt đầu một năm làm việc mới.
Ngày 6/2, Khu nghỉ dưỡng H’Mong Village, xã Đông Hà (huyện Quản Bạ, Hà Giang) tổ chức lễ hội Gầu Tào, với mong muốn phát huy, giữ gìn bản sắc, giá trị văn hóa độc đáo của người Mông tại Hà Giang.
Hàng năm, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán trên khắp các bản làng của người dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô lức tổ chức Lễ hội Lồng tồng (Lễ hội xuống đồng).
Ngày 6/2 (tức mùng 6 Tết Nhâm Dần), Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình) lại mở, thu hút đông đảo Phật tử, khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến lễ Phật, cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình, dịch bệnh tiêu trừ, gia đạo bình an, mọi sự cát tường như ý trong năm mới.
Tối 5/2 (mùng 5 Tết Nhâm Dần), Ban tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình sân khấu hóa với chủ đề “Vang mãi hào khí Tây Sơn” tại khu vực trước Nhà hát Thành phố nhân kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử (1789 - 2022).
Trong bộ quần áo chàm đen, mái tóc dài lãng tử, dù trên sân khấu nhỏ của bản làng, hay sân khấu lớn ở trong và ngoài nước, Chu Văn Thạch vẫn điềm nhiên, ung dung dẫn lối người nghe phiêu diêu theo ngón đàn, tiếng nhạc. Từ nhỏ, cậu bé người Tày ở thôn Buôn, xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) này đã nuôi khát vọng lớn với cây đàn Tính tẩu…
“Áo chàm đưa buổi phân ly/ Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay” (Việt Bắc - Tố Hữu). Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nếu chiếc áo dài thướt tha với màu tím hoa cà là biểu trưng của các cô gái Huế, chiếc áo bà ba đen tuyền gợi hình ảnh các má, các chị vùng quê Nam bộ; thì chiếc áo chàm dân dã lại gợi cho chúng ta hình dung ra sắc màu trang phục các dân tộc ít người vùng miền núi...
Đầu Xuân 2022, tiết trời ấm áp, nắng vàng nhạt tạo động lực cho chúng tôi về nơi vùng cao, xa xôi nhất huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Trong không khí Xuân, những nếp nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày cũng trở nên thơ mộng.
Nếu như người Tây Nguyên có nhà rông là niềm tự hào, thì người Cơ Tu trên dãy Trường Sơn có nhà gươl để chào đón các vị khách phương xa tới thăm bản làng. Trên vách gươl của người Cơ Tu, có nhiều hình tượng kiến trúc đặc trưng được chạm khắc sinh động, tái hiện lại cuộc sống của đồng bào vùng cao. Song ấn tượng nhất là hình tượng con hổ được chạm khắc tinh vi, biểu thị cho sức mạnh và uy quyền của một ngôi làng.
Trời đã sang Xuân, mưa tí tách chạm đất. Ngồi bên bếp lửa nghe tuổi thơ ùa về trong những truyện cổ tích mẹ kể. Âm vị của quê ngọt ngào và trong trẻo, thèm nghe tiếng thoi đưa lách cách bên khung cửi ngày xưa mẹ dệt chăn cho các chị đi lấy chồng. Hình ảnh những đêm mẹ và các chị ngồi quay sợi vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức. Thèm nghe câu hát "Ư là ơi" hằng ngày mẹ ru, thèm những tiếng vọng của câu lăm, điệu xuối giữa mênh mang núi rừng…
Sống và làm việc trên mảnh đất Hòa Bình - nơi hiện còn lưu giữ một kho tàng quý giá của văn hóa Mường, Nhà văn Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình đã có cơ hội thậm thấu, am hiểu và yêu quý những giá trị văn hóa của dân tộc Mường như là một người Mường thực thụ.
Lên miền rẻo cao xứ Nghệ ngày Tết, không chỉ được đắm mình trong tiếng khèn, tiếng sáo dập dìu, trong hương sắc của hoa mận, hoa đào và những bông dã quỳ nở rộ… mà còn được chứng kiến những cuộc đấu sức đặc biệt của những chú bò trong hội chọi bò.
Tết Nguyên đán không chỉ đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn chứa đựng những phong tục, tín ngưỡng mang đậm cốt cách, tinh thần dân tộc. Tết Nguyên đán được nhiều người mong đợi, nhất là những người đi làm ăn xa nhà, trở về sum vầy cùng gia đình, tận hưởng niềm vui đoàn tụ.
Trong những buổi đầu các bậc tiền nhân “mang gươm đi mở cõi” vùng đất Nam Bộ, họ phải đối mặt với nhiều loại thú dữ như cọp ở trên bờ, cá sấu ở dưới sông. Chính bởi thế, trong đời sống tâm linh, ngoài tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên, các vị nhiên thần, nhân thần, người dân Nam Bộ còn có tục thờ thần cọp tại các ngôi đình, miếu, đền.