Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về Nậm Ban dự Lễ Cầu an cùng dân tộc Giáy

PV - 11:30, 11/05/2022

Xã Nậm Ban (Mèo Vạc) là địa bàn sinh sống của 7 dân tộc gồm: Giáy, Mông, Tày, Cao Lan, Kinh, Dao và Pà Thẻn. Trong đó dân tộc Giáy chiếm 72%, sống tập trung thành làng nên vẫn bảo lưu được nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có Lễ Cầu an.

Múa hát tại Lễ cầu an của người Giáy xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. (Nguồn: Báo Hà Giang)
Múa hát tại Lễ cầu an của người Giáy xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. (Nguồn: Báo Hà Giang)

Lễ Cầu an còn gọi là lễ múa kiếm (lống ma shá), diễn ra nhiều dịp trong năm như: Tết Nguyên đán, khánh thành nhà mới, khi kết thúc mùa vụ, đám cưới… để cầu thần linh mang lại cho đồng bào mùa màng bội thu, cây lúa dày hạt; dân bản ấm no, hạnh phúc. Theo ông Lục Thanh Minh, thầy cúng của nghi lễ Cầu an và nghệ nhân múa kiếm Nông Thanh Cú, xã Nậm Ban cho biết: Lễ Cầu an có từ lâu đời, được truyền qua nhiều thế hệ, các bài cúng được ghi chép trong sách cổ của những thầy cúng. Khởi nguồn của lễ cúng chính là tinh thần thượng võ, sự thôi thúc, cổ vũ cộng đồng cùng nhau đoàn kết, quyết tâm đấu tranh bảo vệ làng, bản.

Vào ngày tổ chức lễ cúng, các gia đình cử người tham gia thực hiện. Lễ Cầu an không đặt nặng về hình thức cũng như các lễ vật dâng lên thần linh, thường chỉ mang tính chất tượng trưng thể hiện thành ý của người làm lễ. Khi dự định tổ chức lễ, trưởng thôn sẽ mời thầy cúng, đại diện các hộ dân đến cùng thống nhất ngày, địa điểm tổ chức và việc đóng góp của mỗi gia đình. Lễ cúng thường diễn ra vào buổi sáng. Không gian của nghi lễ có thể là khu ruộng đã gặt hoặc một khoảng sân rộng, cũng có khi là ngay trong nhà của một gia đình, trưởng thôn là người chuẩn bị, phân công người phục vụ, nấu nướng.

Nhà của người Giáy ở Hà Giang
Nhà của người Giáy ở Hà Giang

Vào ngày diễn ra Lễ Cầu an, từ sáng sớm, mỗi gia đình đều cử người đến địa điểm tổ chức. Những người không tham gia trực tiếp thì nấu cơm, chuẩn bị đồ lễ. Thầy cúng và đội nghệ nhân múa thường có từ 10 - 14 người, bắt buộc phải mặc trang phục nam truyền thống của người Giáy. Những cô gái dù không tham gia vào lễ cúng nhưng họ cũng tự chuẩn bị trang phục truyền thống cho mình, sau khi lễ chính kết thúc là thời điểm họ thể hiện khả năng ca hát và múa những điệu múa truyền thống của dân tộc.

Khi chuẩn bị đã hoàn tất, tất cả dân làng tạm dừng mọi công việc, tập trung tại khu vực tổ chức để cùng nhau tham gia vào lễ cúng. Thầy cúng đặt một tàu lá chuối lên vị trí cao làm mâm cúng. Mâm cúng quay về hướng Đông, trước mâm thầy cúng cắm vài cành cây làm ban thờ. Thầy cúng lấy những đạo cụ dùng trong phần múa kiếm đặt bên cạnh bàn thờ. Thầy cúng yêu cầu đội múa kiếm xếp thành một hàng sau lưng mình rồi thắp hương mời thần linh bốn phương về dự lễ. Các vị thần được mời về tham gia lễ cúng gồm: Thần Quản Thôn, thần Quản Nước, thần Thổ Địa, thần Trời. 

Đồng bào dân tộc Giáy trong một lễ hội truyền thống (Ảnh minh họa)
Đồng bào dân tộc Giáy trong một lễ hội truyền thống (Ảnh minh họa)

Sau khi thắp hương, thầy cúng rót 5 chén rượu trên mâm cúng. Mỗi lần đọc xong một bài cúng sẽ rót thêm một lần rượu với trình tự bài thứ nhất báo cáo thần linh về thành quả lao động của dân làng trong một năm qua, lý do tổ chức nghi lễ sắp diễn ra, những lễ vật dân làng dâng lên các thần và mời thần về dự lễ, mượn địa điểm thực hành nghi lễ. 

Bài thứ 2 dâng chén rượu cầu thần linh phù hộ an lành cho các thành viên trong đoàn múa kiếm, để lễ múa được diễn ra suôn sẻ. Bài thứ 3 cầu cho bà con thôn bản được khỏe mạnh, may mắn, không gặp ốm đau bệnh tật. Bài thứ 4 cầu xin thần linh phù hộ cho thôn bản mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa. Bài thứ 5 cảm tạ các thần linh đã về dự và phù hộ cho con cháu dân bản, cáo tiễn các thần đi sau khi nghi lễ kết thúc. Phần cúng dâng lễ kéo dài chừng một tiếng.

Kết thúc bài cúng, thầy cúng gieo một quẻ và bấm đốt tay xem tốt xấu. Khi mọi việc thuận lợi, các thần linh cho phép tổ chức múa nghi lễ, thầy cúng sẽ đốt vàng hương hơ qua những đạo cụ dùng trong nghi lễ rồi lấy rùi trống viết tượng trưng những câu thần chú lên mặt trống, sau đó gõ một hồi trống dài và gọi lần lượt các thành viên trong đội múa kiếm lên giao đạo cụ để thực hiện bài múa. Đây là điệu múa mang tính tập thể, mô phỏng các thế võ cổ truyền của người Giáy xưa kia, mỗi thành viên sử dụng một loại đạo cụ mô phỏng các loại vũ khí khác nhau. Bài múa mang ý nghĩa thể hiện sức mạnh, sự uy dũng của người Giáy để tà ma nhìn thấy biết sợ, không dám đến quấy nhiễu cuộc sống của dân làng. 

Đồng bào dân tộc Giáy múa kiếm
Đồng bào dân tộc Giáy múa kiếm

Phần múa kiếm kéo dài khoảng 45 phút, kết thúc điệu múa, thầy cúng gõ một hồi trống dài, các thành viên của đội múa lần lượt mang đạo cụ về đặt bên cạnh ban thờ, sau đó lui xuống xếp thành một hàng ngang trước bàn thờ. Thầy lấy bát nước có cành cây thạch thảo dùng nhành cây vẩy nước ra xung quanh và vẩy lên người các thành viên đội múa nghi lễ với ý nghĩa làm sạch, xua đuổi tà ma và những điều không may mắn. Sau đó thầy cúng cầm trống gõ một hồi dài, các thành viên trong đội múa chắp tay vái lạy, cảm tạ các thần linh.

Phần múa kiếm kết thúc, những thành viên trong bản cùng thể hiện những bài hát ca ngợi thần linh, cảm tạ Tổ tiên, hát đối đáp, giao duyên và những điệu múa truyền thống. Việc hát, múa chỉ dừng lại khi mặt trời đã sắp chính ngọ, cũng là lúc những người đàn ông được phân công phụ trách bếp núc đã chuẩn bị xong bữa trưa. Tất cả thành viên cùng nhau thu dọn mâm cúng, các đạo cụ đem về cất trong miếu hoặc dưới bàn thờ nhà thầy cúng, chờ đến lần tổ chức tiếp theo.

Dù được xem là một bữa ăn sau nghi lễ nhưng theo các thầy cúng cho biết, đây là một phần quan trọng của buổi lễ. Tùy điều kiện có thể tổ chức to hay nhỏ nhưng bữa ăn phải có măng rừng, cá Chép ruộng, gà, lợn, xôi hoặc cơm nấu từ gạo của vụ vừa gặt. Bữa cơm được tổ chức tại nhà thầy cúng, trưởng thôn hoặc ở một gia đình gần lễ cúng. Việc được chọn làm nơi tổ chức ăn cơm của cả bản sau buổi lễ luôn là niềm vinh dự của chủ nhà mà không phải nhà nào cũng có thể đáp ứng được. Ngôi nhà được chọn phải có đủ chỗ ngồi nên phải là ngôi nhà to, đẹp và có điều kiện.

Lễ Cầu an có lịch sử từ lâu đời, trải qua nhiều biến cố vẫn được cộng đồng dân tộc Giáy gìn giữ. Hiện nay, lễ Cầu an đã trở thành một trong những nghi lễ tiêu biểu, riêng có của cộng đồng. Thông qua các hoạt động trong lễ hội giúp chúng ta hiểu hơn về truyền thống, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của người Giáy ở Việt Nam nói chung và Hà Giang nói riêng. Với giá trị tiêu biểu, ngày 12.1.2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ Cầu an của người Giáy xã Nậm Ban vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:39, 24/11/2024
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:35, 24/11/2024
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:31, 24/11/2024
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.