Photo -
Hà Minh Hưng -
11:18, 27/12/2022 Lai Châu - vùng đất phía Tây Bắc của Tổ quốc với 20 dân tộc giàu bản sắc. Trong cuộc sống hiện đại, nhiều phong tục, tập quán đã bị mai một ít nhiều, song tục cưới hỏi của dân tộc Giáy đến nay vẫn bảo tồn được các nghi lễ truyền thống, như: Dạm ngõ, so tuổi, ăn hỏi, lễ cưới và lại mặt. Mỗi nghi lễ đều có nghi thức cử hành khác nhau, chứa đựng các giá trị về vật chất, tinh thần, tạo nên nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống của bà con nơi đây.
Lễ hội Háu Đoong của người Giáy được tổ chức vào 2 ngày 22 và 23/7. Năm nay, lễ hội được tổ chức 2 nơi ở phường Quyết Thắng và xã San Thàng, Tp. Lai Châu, nơi sinh sống tập trung của người Giáy .
Lễ hội Háu Đoong theo tiếng Giáy là vào rừng cúng thần rừng, để cầu mong mọi người khỏe mạnh, may mắn, gia đình ấm no, hạnh phúc, giáo dục người dân về tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng. Hàng năm, cứ vào ngày 6/6 Âm lịch, đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu lại cùng nhau tổ chức Lễ hội Háu Đoong với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn du khách.
Phóng sự -
Hà Minh Hưng -
22:46, 30/07/2022 Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, người ta vẫn thấy già Chiến (Nghệ sỹ Lò Văn Chiến - Hội viên Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam) lỉnh kỉnh trên lưng balo, máy ảnh. Nhiều người bảo ông được trời phú cho sức khoẻ. Đúng thế, ngoài 80 mà ông vẫn chạy Honda cả trăm km khắp các bản làng nơi vùng cao Tây Bắc một cách ngon lành để ghi lại những “khoảnh khắc” vùng cao và “chép lại” một cách sinh động văn hoá của người Pú Nả (một nhánh của dân tộc Giáy).
Khu tam giác cây xanh, thuộc tổ 12, phường Nam Cường, TP. Lào Cai (Lào Cai) được quy hoạch tổng thể từ năm 2002. Vậy nhưng, sau gần 20 năm, với 3 lần điều chỉnh, các dự án nằm trong khu vực này vẫn chưa được triển khai. Và cũng từng đấy thời gian, hơn 70 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Giáy, sống trên đất quy hoạch không thể an cư, bởi không thể làm gì trên mảnh đất của chính mình.
“Người con gái dân tộc Giáy phải biết làm giày vải, vừa thể hiện sự khéo léo, đảm đang, đồng thời, giày vải cũng là một lễ vật không thể thiếu của người con gái Giáy khi về nhà chồng”, bà Má Thị Mùi ở bản Nậm Lỏong 2, phường Quyết Thắng (TP. Lai Châu) chia sẻ.
Tại vòng chung kết và Lễ trao giải cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh” năm 2021 được tổ chức vào trung tuần tháng 11 vừa qua, thí sinh Vũ Thị Ngọc Hướng , người dân tộc Giáy (thôn Tả Van Giáy 2, xã Tả Van, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) đã xuất sắc giành giải Vàng với dự án “Du lịch trải nghiệm online cùng người bản địa Sa Pa”.
Media -
Kim Anh – Tố Oanh -
16:45, 30/09/2022 Dân tộc Giáy hay Nhắng, Dắng, Pâu Thìn, Pù Nà, Cùi Chu hay Xạ đều là một, nhưng phổ biến gọi là dân tộc Giáy. Tiếng Giáy thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai - Ka đai. Người Giáy cư chú chủ yếu ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Yên Bái với tổng số hơn 57.000 người. Hiện nay, do yêu cầu đời sống và làm việc, người Giáy cư trú tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Photo -
Thanh Hà -
18:20, 16/03/2022 Phong tục cưới hỏi của dân tộc Giáy không chỉ là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là giáo dục truyền thống, đạo lý của dân tộc, về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Xã Nậm Ban (Mèo Vạc) là địa bàn sinh sống của 7 dân tộc gồm: Giáy, Mông, Tày, Cao Lan, Kinh, Dao và Pà Thẻn. Trong đó dân tộc Giáy chiếm 72%, sống tập trung thành làng nên vẫn bảo lưu được nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có Lễ Cầu an.
Bỏ học khi đang là sinh viên năm thứ 2 Đại học Lâm nghiệp để bắt đầu lại với ước mơ chinh phục hội họa từ ngày còn tấm bé, hoạ sỹ trẻ Vàng Hải Hưng (dân tộc Giáy, sinh năm 1995 ở xã Quang Kim, huyện Bát Xát, Lào Cai) đã nỗ lực tự vẽ câu chuyện đời mình bằng đam mê, với quan niệm rất riêng về hội họa dù tuổi đời rất trẻ.
“Em thấy rất buồn khi nhiều bạn trẻ người Giáy bây giờ không biết đến những câu truyện cổ, dân ca, không nói được tiếng dân tộc mình. Đó cũng là động lực để em xây dựng kênh Youtube "Hướng Giáy Sapa" nhằm gìn giữ văn hoá của dân tộc”, Cô Vũ Thị Ngọc Hướng, dân tộc Giáy, chủ kênh Youtube chia sẻ.
Cộng đồng người Giáy ở Lai Châu xưa kia có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú, trong đó những làn điệu dân ca theo lối hát đối đáp rất đặc sắc, trữ tình, truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Giáy trong đời sống thường ngày cũng như trong lễ hội. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, những làn điệu dân ca của người Giáy đang có nguy cơ mai một, thất truyền.