Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ý thức cộng đồng trong bảo tồn tiếng nói các DTTS: Ngày càng ít người biết nói tiếng mẹ đẻ (Bài 1)

Văn Hoa - 21:54, 09/05/2022

Những năm qua, việc bảo tồn tiếng nói các DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, tiếng nói của một số dân tộc đã mai một và đang có nguy cơ biến mất. Để bảo tồn, ngoài những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, cần nêu cao vai trò tự thân, nội tại của chính các dân tộc trong việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình.

Tiếng nói là hồn cốt của mỗi tộc người. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, sự giao lưu văn hóa, một bộ phận người DTTS không còn giữ được hoặc không còn mặn mà học tiếng và gìn giữ tiếng nói của dân tộc mình. Việc bảo tồn tiếng nói các DTTS, là yêu cầu cấp bách, cần chú trọng khi chưa quá muộn để góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc.

Tiếng nói là hồn cốt của mỗi dân tộc, cần chú trọng khi chưa quá muộn (Ảnh: Hà Trung)
Tiếng nói là hồn cốt của mỗi dân tộc, cần chú trọng khi chưa quá muộn (Ảnh: Hà Trung)

Những con số biết nói

Đảng và Nhà nước ta coi ngôn ngữ các dân tộc, là một trong các thành tố làm nên bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn, giữ gìn tiếng nói, chữ viết các dân tộc là góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS ở nước ta.

Một số tiếng nói của các dân tộc có số dân đông như Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Chăm, Mông, Thái, Xơ Đăng, Tày, Hà Nhì, Dao... đã được lựa chọn sử dụng trên các kênh của đài tiếng nói, đài truyền hình, phát thanh Trung ương và địa phương, qua đó tiếng nói, chữ viết các dân tộc có cơ hội bảo tồn tốt hơn. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn, nhiều tiếng nói các DTTS có nguy cơ mai một, ngày càng nhiều người không biết nói tiếng mẹ đẻ.

Về thôn Thanh Hà, xã An Phú, huyện Mỹ Đức (cách trung tâm TP. Hà Nội hơn 50km) dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, bởi thôn có 215 hộ, 810 nhân khẩu, hơn 70% là người dân tộc Mường nhưng chẳng mấy ai mặc trang phục dân tộc và nói tiếng Mường.

Theo nhiều người cao niên, chỉ những người cao tuổi biết nói, còn đại đa số trẻ em và thanh niên không còn biết nói tiếng Mường nữa. Nguyên nhân được đưa ra là, trong giao tiếp hằng ngày, các gia đình thường giao tiếp bằng tiếng phổ thông nhiều hơn tiếng Mường.

Ngược lên cánh đồng Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), nơi sinh sống chủ yếu của người Thái, chúng tôi lại được chứng kiến, đại đa số người dân ở đây đều giao tiếp bằng tiếng Thái, bao gồm cả học sinh, thanh niên.

Ông Điêu Văn Khang, Người có uy tín  ở bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi khoe, chỉ học sinh từ lớp 5, lớp 6 trở xuống hạn chế nói tiếng mẹ đẻ thôi, vì các gia đình tập trung cho con học tiếng phổ thông. Nhưng khi lớn, các cháu đều tự ý thức học và nói tiếng Thái rất tốt.

Nhiều bạn trẻ DTTS không còn mặn mà với tiếng mẹ đẻ của mình (Ảnh: Sinh viên dân tộc Mông tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông năm 2022)
Nhiều bạn trẻ DTTS không còn mặn mà với tiếng mẹ đẻ của mình (Ảnh: Sinh viên dân tộc Mông tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông năm 2022)

Trong Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020 do Ủy ban Dân tộc tổ chức, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, có một câu hỏi khiến các đại biểu là học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu được tuyên dương và cả hội trường phải suy ngẫm.

Kết quả điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019 cho thấy, hiện có 88,7% người DTTS từ 5 tuổi trở lên nói được tiếng dân tộc. Tuy vậy, sau 4 năm, từ 2015 - 2019, tỷ lệ này đã giảm 7,3%, bình quân mỗi năm giảm 1,8%.

Theo nhóm tuổi, người DTTS biết nói tiếng dân tộc cũng giảm dần. Ở nhóm 65 tuổi trở lên có 92,8% nói được tiếng dân tộc; ở nhóm dưới 18 tuổi, tỷ lệ này chỉ còn 58,6%. Trong 53 DTTS, dân tộc Ngái có tỷ lệ người từ 5 tuổi trở lên nói được tiếng DTTS thấp nhất 30,5%.

Tỷ lệ người DTTS từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ dân tộc khá thấp, chỉ là 15,9%, so với năm 2015, tỷ lệ này đã giảm 0,9%, bình quân mỗi năm giảm 0,2%.

 “Có bao nhiêu em trong số 145 em được tuyên dương lần này biết nói tiếng dân tộc của mình trên 60%?”. Cuộc khảo sát diễn ra nhanh chóng, và kết quả là, chỉ 53 trong số 145 em biết nói tiếng mẹ đẻ trên 60%; có nghĩa, có tới 92 em không nói được tiếng mẹ đẻ trên 60%. Một con số đáng suy ngẫm.

Những nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Hàn lâm khoa học xã hội và Khoa Ngôn ngữ học (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho thấy, một số ngôn ngữ DTTS ở nước ta có nguy cơ “biến mất” cao như tiếng Arem, Mã Liềng, Rục, Cơ Lao, Pa Dí, Pu Péo… 

Đây hầu hết là các dân tộc ít người, đời sống xã hội rất khó khăn, không có năng lực tự bảo tồn và gìn giữ ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc mình.

Một số dân tộc lại sử dụng ngôn ngữ dân tộc khác để giao tiếp hoặc nói song song hai ngôn ngữ như người Khơ Mú ở Than Uyên (Lai Châu) do sống gần với người Thái nên nói tiếng Thái và tiếng Khơ Mú; ở xã Khai Trung (Lục Yên, Yên Bái) người Tày và người Dao sử dụng cả tiếng Tày lẫn tiếng Dao trong giao tiếp…

Có thể thấy rằng, nhiều dân tộc đã không còn nói được tiếng mẹ đẻ của mình; nhiều dân tộc chỉ có những người lớn tuổi mới biết nói tiếng dân tộc mình, còn trẻ em, thanh niên thì không biết nói. Còn có những dân tộc, ở vùng này nói rất tốt nhưng vùng khác lại hạn chế…?

Những buổi học song ngữ (tiếng Phổ thông- tiếng mẹ đẻ) nâng cao hiệu quả trong học tập và nâng cao khả năng nói tiếng mẹ đẻ. (Ảnh: Hoàng Bắc- Than Uyên)
Những buổi học song ngữ (tiếng phổ thông- tiếng mẹ đẻ) nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập và khả năng nói tiếng mẹ đẻ cho học sinh. (Ảnh: Hoàng Bắc- Than Uyên)

Đâu là nguyên nhân ?

Theo khảo sát của chúng tôi, có nhiều lý do khiến giới trẻ không nói được tiếng mẹ đẻ của mình. Trong đó, vì áp lực học tập nên các em chỉ tập trung học tiếng phổ thông thay vì học tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, còn vô vàn các lí do khác, chủ yếu do thiếu môi trường sử dụng tiếng nói như: Ở nhà bố mẹ thường nói tiếng phổ thông thay cho nói tiếng dân tộc; gia đình chuyển về các thị trấn, thành phố nên ít nói tiếng mẹ đẻ; chỉ có bố hoặc mẹ là người DTTS nên ít giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ; sợ con học tiếng dân tộc sẽ không học được các ngôn ngữ khác…

Trong vô vàn lý do ấy, điều khiến chúng tôi buồn hơn cả, là có những em đang sinh sống, học tập tại vùng mà chủ yếu là người DTTS, nhưng lại không biết nói tiếng DTTS.

Đơn cử như tại huyện Tam Đảo, nơi sinh sống chủ yếu của người Sán Dìu, nhưng qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rất nhiều thanh niên, học sinh không thể nói được tiếng Sán Dìu; hoặc chỉ nghe hiểu một phần và nói được vài từ đơn giản. Phải chăng, do giới trẻ thiếu đi tình yêu với văn hóa dân tộc?

Mỗi cộng đồng dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải nêu cao vai trò, tình yêu, lòng tự tôn và trách nhiệm trong việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ
Mỗi cộng đồng dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải nêu cao vai trò, tình yêu, lòng tự tôn và trách nhiệm trong việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ

Nhiều dân tộc có dân số ít, số người biết nói, thường xuyên sử dụng tiếng nói dân tộc không nhiều, nếu không muốn nói là rất ít; không có chữ viết, hoặc không được sử dụng thường xuyên, liên tục; việc sinh sống quá biệt lập, hoặc giao thoa trong khu vực mà dân tộc khác có dân số đông hơn, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn cũng rất dễ kéo theo nguy cơ làm mai một ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, vấn đề truyền dạy chưa được quan tâm, chú trọng; sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương chưa thật sự mang lại hiệu quả…

Có thể thấy rằng, việc giữ gìn tiếng nói một số DTTS đang đặt ra yêu cầu cấp bách, cần có những giải pháp căn cơ để bảo tồn một cách có hiệu quả. Trong đó, cần nhân rộng các mô hình của những dân tộc, những địa phương có cách bảo tồn tiếng nói có hiệu quả. Trên cơ sở đó, lựa chọn những giải pháp phù hợp để bảo tồn.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 16:29, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 16:18, 19/05/2025
Nhằm hợp tác thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:12, 19/05/2025
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.