Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2, năm 2021 - 2025” nhằm mục tiêu trang bị cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học người DTTS trên địa bàn có đủ kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, tạo tiền đề để các em học tập, lĩnh hội chương trình giáo dục một cách tốt nhất.
Ngôn ngữ được ví như tấm thẻ “căn cước” của mỗi quốc gia, dân tộc. Đó cũng chính là linh hồn, là niềm tự hào và lòng tự tôn dân tộc. Vì vậy, việc “chêm” ngôn ngữ khác khi giao tiếp một cách không cần thiết, tràn lan, mất kiểm soát là vấn đề cần phải lưu tâm và thay đổi. Đặc biệt là với những người nổi tiếng - những người có sức ảnh hưởng lớn trong giới trẻ.
Những năm qua, việc bảo tồn tiếng nói các DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, tiếng nói của một số dân tộc đã mai một và đang có nguy cơ biến mất. Để bảo tồn, ngoài những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, cần nêu cao vai trò tự thân, nội tại của chính các dân tộc trong việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng đến trường tiểu học của trẻ mầm non; nâng cao chất lượng giáo dục, bảo tồn tiếng nói, chữ viết và văn hóa của đồng bào các DTTS, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch 152/KH-UBND về Triển khai giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) không còn biết nghe và nói tiếng mẹ đẻ của mình. Đây là thực tế buồn, cho thấy lòng tự tôn và tình yêu văn hóa dân tộc ở một bộ phận giới trẻ đang giảm sút. Những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, trong đó có bảo tồn tiếng nói, chữ viết. Việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ cho giới trẻ người DTTS, không chỉ phụ thuộc vào ý thức tự thân, tự lực của mỗi cá nhân, mà của cả cộng đồng dân tộc.
Livonians là nhóm người dân tộc thiểu số ít người nhất ở châu Âu, với ước tính chỉ còn khoảng 200 người. Thực tế này đặt ra cho Chính phủ Latvia và chính người dân bản địa yêu cầu, tìm kiếm những giải pháp cấp thiết, nhằm bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ Livonia, vốn đang đứng trước nguy cơ biến mất.