Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Niềm vui từ những ấp nghèo

Đức Bình - 06:25, 15/12/2023

Kể từ khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai, đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời, tiếp cận nguồn lực để vươn lên phát triển kinh tế, nỗ lực thoát nghèo bền vững.

Nghề trồng rau, màu giúp cho nhiều hộ gia đình người Khmer tại Bạc Liêu tăng thu nhập. Ảnh Khánh Uyên
Nghề trồng rau, màu giúp cho nhiều hộ gia đình người Khmer tại Bạc Liêu tăng thu nhập. Ảnh Khánh Uyên

Huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu có tới 2.710 hộ nghèo (9,75%) và 1.794 hộ cận nghèo (6,45%). Đây là một thách thức với địa phương bởi người Khmer chiếm hơn 12% tổng dân số và phần lớn là sản xuất nông nghiệp, kèm theo nhiều rủi do thiên tai. Là huyện nằm xa tỉnh lỵ Bạc Liêu, công nghiệp thương mại, dịch vụ phát triển không nhiều nên đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn.

6 nhân khẩu trong gia đình ông Danh Thuận, xã Ninh Lộc đã phải sống tạm dưới căn nhà lá xập xệ chỉ đủ che mưa che nắng từ nhiều năm nay. Kinh tế của gia đình chủ yếu dựa vào việc làm nông và tiền làm mướn. Ước mơ có một ngôi nhà khang trang dường như rất xa vời với gia đình ông. Nhờ được sự quan tâm của chính quyền địa phương, gia đình ông được hỗ trợ vay vốn với lãi suất chỉ 3% để xây dựng một căn nhà cấp bốn kiên cố thay cho căn nhà lá cũ trước kia. “Có nhà mới khang trang, rộng rãi, gia đình chúng tôi thêm yên tâm và có động lực để sản xuất hướng tới cuộc sống ngày một ấm no”, ông Thuận chia sẻ.

Gia đình anh Danh Nuôl ở đầu Sấu Tây, xã Lộc Ninh, thuộc địa phương có nhiều người dân Khmer sinh sống nhất tỉnh Bạc Liêu. Cũng như nhiều hộ dân trong xã, hoàn cảnh gia đình anh gặp nhiều khó khăn, chỉ biết trông chờ vào mấy mảnh ruộng và làm mướn. Nay được chính quyền địa phương giúp đỡ cho vay vốn, tham gia các lớp tập huấn để có thêm kinh nghiệm trong chăn nuôi, gia đình anh Nuôl đã có cuộc sống dần ổn định hơn.

Để việc vay vốn được hiệu quả, chính quyền địa phương đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn bà con Khmer lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp, hiệu quả. Bà con được hỗ trợ mua cây giống, hướng dẫn tận tình cách chăm sóc, nuôi trồng sao cho đạt hiệu quả. Khi gặp vấn đề dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, bà con được cán bộ địa phương hỗ trợ tận tình.

Huyện Hồng Dân cũng đã chú trọng việc đào tạo nghề giúp nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực. Huyện đưa ra mục tiêu mỗi năm sẽ giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho từ 2.600 lao động nông thôn trở lên. Tính đến tháng 6/2023, huyện đã đào tạo nghề cho hơn 4.000 lao động, giải quyết việc làm cho hơn 5.200 lao động, đồng thời nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65,72%.

Nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương, người dân huyện Hồng Dân không chỉ được hỗ trợ nhà ở mà còn thay đổi suy nghĩ, chủ động sản xuất, kinh doanh để vươn lên thoát nghèo. Nhiều hộ dân trong huyện đã có nhà ở khang trang, kiên cố, con cái được học hành đầy đủ.

Tỉnh Bạc Liêu đã triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trong vùng đồng bào DTTS, đóng góp tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo
Tỉnh Bạc Liêu đã triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trong vùng đồng bào DTTS, đóng góp tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo

Tương tự, tại huyện Vĩnh Lợi, kể từ khi triển khai Chương trình MTQG 1719, không chỉ diện mạo của các thôn xóm mà cả đời sống của đồng bào tại hầu hết các xã nằm trong diện thụ hưởng chính sách đều đã đổi thay theo hướng tích cực.

Trong đó, xã Hưng Hội là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 65,7%). Những năm qua, thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hưng Hội rất quan tâm chăm lo đời sống bà con, nhất là những hộ nghèo, cận nghèo, thông qua hỗ trợ nhà ở, vốn vay, cây, con giống sản xuất... Đặc biệt, qua chương trình, chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS đã giúp xây dựng nhiều công trình cầu, đường giao thông nông thôn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, thẻ bảo hiểm y tế... đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, các ấp Cù Lao, Cái Giá, Sóc Đồn, Nước Mặn… đã thực sự thay da đổi thịt.

Từng là hộ nghèo ở ấp Nước Mặn, trước đây, đời sống kinh tế gia đình anh Lâm Như rất khó khăn. Từ khi được chính quyền tạo điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719, anh đã mạnh dạn vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Lợi. Không chỉ được tạo điều kiện vay vốn, anh còn được hướng dẫn cách làm ăn bài bản phát triển mô hình trồng màu, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng màu… Đến nay, gia đình anh đã có thu nhập 200.000 - 250.000 đồng/ngày từ mô hình trồng màu chuyên canh trên diện tích 2.000m2 đất rẫy…

Anh Lâm Như (bìa trái) ở ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, chăm sóc vườn trồng màu chuyên canh giúp anh có thu nhập từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày. Ảnh: Hữu Lợi
Anh Lâm Như (bìa trái) ở ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, chăm sóc vườn trồng màu chuyên canh giúp anh có thu nhập từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày. Ảnh: Hữu Lợi

Có thể thấy, từ việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc của các các cấp, các ngành, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719 đã giúp diện mạo vùng có đông đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Trong hai năm 2022 và 2023, từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn đối ứng của tỉnh gần 47 tỷ đồng, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện 8/10 dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Trong đó, tập trung cho các xã, ấp, khóm khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất như tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… Tỉnh cũng triển khai tích cực các giải pháp hỗ trợ sinh kế và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bạc Liêu luôn bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng, người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS. Hiện tại, tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ giải ngân vốn năm 2022 và 2023 đạt 90% tổng nguồn vốn được giao cũng như sớm giải quyết những tồn tại hạn chế phát sinh để Chương trình đạt hiệu quả cao nhất.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 2 phút trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 3 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 6 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 7 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 8 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 9 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 14 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 16 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 17 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 28 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.