Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Luồng gió mới ở Khánh Vĩnh

Minh Thu - 07:49, 23/12/2023

Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa là nơi sinh sống của nhiều DTTS như: Raglai, Ê Đê, Tày, Nùng.... Thời gian qua, chính quyền địa phương đã và đang tập trung triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, đặc biệt là những hộ nghèo và cận nghèo.

Cầu treo qua sông ở xã Khánh Nam. Ảnh NH
Cầu treo qua sông ở xã Khánh Nam. Ảnh NH

Đầu tư cơ sở hạ tầng

Huyện Khánh Vĩnh có tới 94% dân số là đồng bào các DTTS, trong đó chủ yếu là người Raglai với 48,5%. Đời sống của đồng bào các DTTS nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, xã Giang Ly nằm gần Quốc lộ 27C là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ 2 trong cả nước. Đầu năm 2023, toàn xã Giang Ly có có 325 hộ nghèo và 57 hộ cận nghèo.

Nhờ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Khánh Vĩnh đã hoàn thành 14km đường giao thông dẫn vào khu sản xuất với gần 2.100 hộ dân, trong đó có tới 80% là đồng bào DTTS. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp không chỉ giúp người dân đi lại, giao thương thuận tiện hơn mà đời sống tinh thần cũng được nâng cao hơn.

Trước đây, khi chưa có hệ thống nước sạch, người dân ở Khánh Vĩnh phải sử dụng giếng khoan, giếng đào nhưng nguồn nước bị nhiễm phèn nặng, không thể dùng trong sinh hoạt. Như ở xã Khánh Hiệp, một số thôn không có nước vào mùa khô, muốn có nước sinh hoạt, người dân phải đi lên thượng nguồn cách 4 - 5km để xin nước. Ở một số xã khác như Khánh Hưng, nhiều gia đình phải đi lấy nước cách 9-10km. Thời gian gần đây, bà con tại các vùng đặc biệt khó khăn về nước sinh hoạt không còn lo cảnh thiếu nước nhờ có công trình cấp nước sinh hoạt Khánh Trung. Công trình này đã cấp nước cho hơn 200 hộ dân và hỗ trợ nước sinh hoạt được cho 54 hộ dân ở các địa bàn phân tán. 

Huyện Khánh Vĩnh tập trung triển khai mô hình nuôi bò tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Huyện Khánh Vĩnh tập trung triển khai mô hình nuôi bò tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đầu tư giúp đồng bào DTTS thoát nghèo

Tận dụng lợi thế về diện tích đồi núi, chính quyền huyện Khánh Vĩnh đã động viên bà con DTTS hướng tới chăn nuôi tập trung thay vì chăn nuôi theo lối cũ kém hiệu quả. Gia đình anh Cao Nhâm, xã Khánh Thành là một điển hình của việc thay đổi tập quán chăn nuôi bò để thoát nghèo. Được sự hỗ trợ và hướng dẫn của chính quyền, gia đình anh Nhâm và các gia đình khác trong xã đã tìm hiểu về hướng chăn nuôi mới, đồng thời tận dụng diện tích để trồng thêm cỏ làm nguồn thức ăn cho bò. Ngoài việc học về kỹ thuật chăm sóc bò và xây dựng chuồng trại, anh Nhâm còn tận dụng 1ha đất để trồng cỏ voi làm nguồn thức ăn cho bò trước và sau sinh. Nhờ vậy, gia đình anh đã có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có 15 trang trại nuôi bò tập trung và nhiều hộ gia đình chăn nuôi bò với quy mô hơn 30 con/hộ. Ngoài ra, các hộ gia đình DTTS đã triển khai mô hình nuôi heo, gia cầm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như công nghệ nuôi trại lạnh, khép kín chuyển từ cách chăn nuôi truyền thống sang xây dựng chuồng trại, đệm lót sinh học… giúp nâng cao năng suất.

Gia đình ông Mạc Văn Hùng ở thôn A Xay, xã Khánh Nam từng loay hoay nhiều năm tìm cách để tăng thêm thu nhập kinh tế. Gia đình ông được chính quyền xã hỗ trợ vốn, tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật để nâng cao năng suất cây trồng. Đến nay, gia đình ông đã có 1ha trồng bưởi da xanh và trang trại bò 3B. Nhờ đó, mỗi năm gia đình ông thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng. Ông Hùng còn động viên, hướng dẫn bà con trong thôn chuyển đổi mô hình trồng bưởi da xanh để tăng thêm thu nhập.

Ông Cao Ngọc Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Nam cho biết, các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn xã đã chuyển đổi mô hình kinh tế trồng trọt, chăn nuôi để có thu nhập ổn định và từng bước thoát nghèo. Trong xã có nhiều gia đình đã có kinh tế ổn định nhờ việc chuyển đổi mô hình như hộ của anh Cao Thành, Phùng Văn Ý, Lục Thị Quyên ở thôn A Xay; Cao Văn Lếp, Cao Hà Răng, Hoàng Văn Sấn ở thôn Hòn Dù.

Nhiều mô kinh tế đã giúp đồng bào DTTS ở Khánh Vĩnh có cơ hội thoát nghèo. (Ảnh: Đặng Tuấn: TTXVN)
Nhiều mô kinh tế đã giúp đồng bào DTTS ở Khánh Vĩnh có cơ hội thoát nghèo. (Ảnh: Đặng Tuấn: TTXVN)

Trong năm 2023, huyện Khánh Vĩnh đã triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719, bao gồm: Dự án 1 giải quyết tình trạng thiểu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt (tổng vốn 5.155 triệu đồng); Dự án 3 về phát triển nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh miền núi để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị (tổng vốn 5.308 triệu đồng); Dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất và đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi (tổng vốn 22.929 triệu đồng); Dự án 5 về phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (tổng vốn là 4.986 triệu đồng); Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch (tổng vốn 3458 triệu đồng); Dự án 7 về chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (tổng vốn 1.487 triệu đồng); Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em (tổng vốn 3.738 triệu đồng); Dự án 9 về đầu tư sinh kế phát triển DTTS còn nhiều khó khăn (tổng vốn 4.851 triệu đồng) và Dự án 10 về truyền thông, tuyên truyền, vận đồng trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình (tổng vốn 575 triệu đồng).

Chương trình MTQG 1719 đã và đang mang đến “luồng gió mới” để người dân sinh sống tại vùng đồng bào các DTTS và miền núi trên địa huyện có cơ hội vươn lên phát triển toàn diện về mọi mặt.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 1 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 1 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.