Những năm gần đây, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tăng cường triển khai cho các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia các mô hình sản xuất nông nghiệp có sự liên kết “bốn nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà máy, nhà khoa học) với mục tiêu Nhà nước hỗ trợ nhằm gia tăng lợi ích của doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, tiêu thụ.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu nhằm giải quyết việc làm và thu nhập cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại các huyện ven biển tỉnh Hà Tĩnh” được triển khai từ năm 2016, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Qua thực hiện Dự án, nhiều người dân đã có thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống...
Bình Phước đã và đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất nhằm hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Nhờ đó những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tạo được những bước chuyển tích cực, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và khó lường, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Ðiện Biên đã chủ động khảo sát sản xuất, khuyến cáo và hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất nương, đất trồng lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác; qua đó hạn chế được rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng và thu nhập của người dân.
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất lâm nghiệp không chỉ góp phần tăng hiệu quả của chuỗi sản xuất và thương mại hóa sản phẩm, mà còn góp phần quan trọng trong việc triển khai tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tỷ lệ cơ giới hóa trong từng lĩnh vực sản xuất của ngành Nông nghiệp đã tăng nhanh. Tuy nhiên, mức độ cơ giới hóa chưa đồng đều ở các khâu, các lĩnh vực. Còn nhiều khâu sản xuất quan trọng, chiếm tỷ lệ khối lượng công việc lớn, nhưng tỷ lệ cơ giới hóa lại thấp.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ đầu năm đến nay, nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc đều cao hơn so với mức trung bình nhiều năm từ 1 - 1,25oC, cá biệt có nơi cao hơn 3oC. Dự báo là năm có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm. Vì vậy, người chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động các giải pháp chống nóng cho đàn vật nuôi.
Trong 4 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động rất mạnh đến hoạt động xuất khẩu nông sản. Quan tâm đầu tư, đẩy mạnh công nghệ chế biến là một trong những hướng đi được kỳ vọng sẽ giúp nông sản phục hồi sau đại dịch. Công nghiệp chế biến không chỉ giải quyết tình trạng “giải cứu” nông sản mà còn đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp chủ động thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam.
Những năm gần đây, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) ở vùng miền núi tỉnh Phú Yên có nhiều thay đổi đáng ghi nhận. Việc kiện toàn khu vực KTTT của tỉnh Phú Yên không chỉ giải quyết nguy cơ “trắng” hợp tác xã (HTX) ở miền núi mà đang tạo cơ hội thay đổi phù hợp với chủ trương phát triển tổng thể kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi của Chính phủ trong thời gian tới.
Được thành lập từ năm 2018, Hợp tác xã (HTX) Châu Rế, thôn Thành Tín, xã Phước Hải (Ninh Phước, Ninh Thuận) có 73 thành viên, toàn bộ là đồng bào dân tộc Chăm, đã ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong trồng măng tây xanh. Mô hình này đã đánh thức tiềm năng của vùng đất cát pha, thường xuyên khô hạn ở Phước Hải.
Với thói quen và kỹ thuật canh tác cũ, nông nghiệp đã và đang làm chết dần các hệ sinh thái trong đất. Những năm qua, nhiều nông dân và các nhà khoa học đã tìm tòi hướng canh tác nông nghiệp ngược lại với truyền thống, đó là nông nghiệp “lười”, nông nghiệp thuận tự nhiên, hay nông nghiệp sinh thái. Với mô hình này, đất luôn được bồi đắp, để trả lại dinh dưỡng, sự giàu có cho đất.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu nhằm tạo ra những đột phá mới, đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao. Để phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Vĩnh Phúc đã tập trung một số giải pháp như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, vùng sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; hỗ trợ trồng cây dược liệu và cơ sở chế biến nông sản…
Thời gian qua, với các dự án nghiên cứu, phát triển cây trồng có thế mạnh, Cao Bằng đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.
Thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar có 16 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó 40% đồng bào DTTS. Địa bàn có nhiều điểm khá phức tạp về ANTT, nhiều đối tượng vi phạm pháp luật. Đầu năm 2019, Công an thị trấn Ea Pốk đã lắp đặt camera an ninh trên nhiều tuyến đường thị trấn và huy động Nhân dân đóng góp để lắp đặt các mắt camera tại các tuyến đường liên thôn, các điểm xung yếu, quan trọng trong khu dân cư hay xảy ra hành vi vi phạm pháp luật, điểm đen về tai nạn giao thông.
Những năm qua, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở vùng DTTS và miền núi đã không còn là chuyện xa lạ. Việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đang là hướng đi hiệu quả, góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, nâng cao thu nhập của đồng bào, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Trên địa bàn tỉnh An Giang, các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên là hai địa phương được đánh giá chịu tác động nặng nề nhất do hạn hán. Đây cũng là lý do hai địa phương được tỉnh ưu tiên đầu tư nhiều công trình thủy lợi để giúp người dân chống được khô hạn.
Trộn các loại thảo dược với thức ăn cho lợn là mô hình được phụ nữ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) áp dụng. Cách làm mới này vừa giúp lợn có sức đề kháng tốt, chống các loại bệnh, vừa tăng chất lượng cho thịt lợn, nên bán được giá cao.
Theo khoa học, cà gai leo là loại cây dại, thường mọc hoang ở các bờ bụi… có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là về các bệnh liên quan đến gan. Loại cây này khá dễ trồng, ít bị sâu bệnh và phát triển quanh năm, trung bình 3 tháng là có thể thu hoạch được.
Ông Hà Quốc Vượng, dân tộc Tày, xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo tại bản Chang, xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã trở thành tỷ phú nhờ áp dụng khoa học kỹ - thuật (KH-KT) vào sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế tập thể. Ông còn giúp nhiều bà con Nhân dân trong vùng phát triển kinh tế, và trở thành tấm gương sáng cho nhiều người noi theo.
Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện tốt các mô hình phát triển kinh tế gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật (KH-KT) cho nông dân, hỗ trợ các nguồn vốn vay phát triển sản xuất. Các cấp Hội Nông dân (HND) tỉnh cũng thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho nông dân nông thôn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC), thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và có liên kết với nơi tiêu thụ.