Những năm qua, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở vùng DTTS và miền núi đã không còn là chuyện xa lạ. Việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đang là hướng đi hiệu quả, góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, nâng cao thu nhập của đồng bào, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Trên địa bàn tỉnh An Giang, các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên là hai địa phương được đánh giá chịu tác động nặng nề nhất do hạn hán. Đây cũng là lý do hai địa phương được tỉnh ưu tiên đầu tư nhiều công trình thủy lợi để giúp người dân chống được khô hạn.
Trộn các loại thảo dược với thức ăn cho lợn là mô hình được phụ nữ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) áp dụng. Cách làm mới này vừa giúp lợn có sức đề kháng tốt, chống các loại bệnh, vừa tăng chất lượng cho thịt lợn, nên bán được giá cao.
Theo khoa học, cà gai leo là loại cây dại, thường mọc hoang ở các bờ bụi… có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là về các bệnh liên quan đến gan. Loại cây này khá dễ trồng, ít bị sâu bệnh và phát triển quanh năm, trung bình 3 tháng là có thể thu hoạch được.
Ông Hà Quốc Vượng, dân tộc Tày, xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo tại bản Chang, xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã trở thành tỷ phú nhờ áp dụng khoa học kỹ - thuật (KH-KT) vào sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế tập thể. Ông còn giúp nhiều bà con Nhân dân trong vùng phát triển kinh tế, và trở thành tấm gương sáng cho nhiều người noi theo.
Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện tốt các mô hình phát triển kinh tế gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật (KH-KT) cho nông dân, hỗ trợ các nguồn vốn vay phát triển sản xuất. Các cấp Hội Nông dân (HND) tỉnh cũng thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho nông dân nông thôn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC), thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và có liên kết với nơi tiêu thụ.
Tới đây, người dân thị trấn Đồng Văn và xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ được sử dụng nước sinh hoạt nhờ hệ thống máy bơm bằng công nghệ hiện đại không cần bất kỳ nguồn năng lượng hỗ trợ nào.
Trong bối cảnh thị trường nông nghiệp tràn lan thực phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thì Hợp tác xã (HTX) 3T nông sản Cao Phong (3T Farm) tại khu 1, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã chủ động sản xuất sản phẩm theo hướng hữu cơ, qua đó từng bước nâng cao sản lượng, chất lượng và giá trị kinh tế quả đặc sản của tỉnh Hoà Bình.
Là tỉnh vùng cao biên giới, thời gian qua, Lào Cai đặc biệt quan tâm đến việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử với mục tiêu phát triển đồng bộ, tập trung, kết nối liên thông và tương tác, bảo đảm an toàn thông tin, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
Khoa học công nghệ (KHCN) giữ vai trò trọng yếu trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp thông minh. Nhưng việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHCN vào khu vực nông thôn, miền núi, vùng DTTS từ thực tiễn cho thấy, còn nhiều khó khăn, bất cập.
Những ngày gần đây, nhiệt độ tại Lào Cai liên tục xuống thấp, đặc biệt vào đêm và sáng. Tại những khu vực núi cao như Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa xuất hiện sương muối, một số nơi có băng giá. Thời tiết chuyển lạnh đột ngột đã và đang ảnh hưởng tới cây trồng của người nông dân.
Với quyết tâm làm giàu tại chính mảnh đất quê hương, ông Vù Seo Dế, sinh năm 1960, dân tộc Mông, ở thôn Làng Mới, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã gây dựng mô hình trồng rau an toàn (RAT) theo tiêu chuẩn VietGAP, cho thu nhập gần trăm triệu đồng mỗi năm.
Không nằm ngoài xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, những năm qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào lĩnh vực phòng, chống thiên tai (PCTT) trên địa bàn cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi đang là giải pháp tối ưu nhất trong việc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Với những kết quả đã đạt được từ ứng dụng KHCN, việc sử dụng các thiết bị thông minh để cảnh báo thiên tai sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2010, hồng không hạt Bắc Kạn được xác định là 1 trong 5 sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh cùng với cam, mơ, chè, quýt. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của loại đặc sản này chưa phát huy đúng tiềm năng, lợi thế vốn có.
Cù Lao Dung (Sóc Trăng) là huyện có nước biển bao bọc, với 7 xã đảo. Đồng bào chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, trong đó mía được coi là cây trồng chủ đạo. Với đặc thù bốn mặt giáp biển, dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH) nhất là nắng hạn, xâm nhập mặn; triều cường dâng cao đe dọa hệ thống đê bao, làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.
Không chỉ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, bằng việc đưa cây màu xuống ruộng, luân canh “2 lúa 1 màu”, nông dân Trần Công Danh, 49 tuổi, ngụ ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) còn thành lập Tổ hợp tác để giúp nhiều nông dân trong xã cùng vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
Trong 2 năm trở lại đây (2017 - 2019) tỉnh Hòa Bình đã tiến hành xây dựng thương hiệu cá sông Đà theo chuỗi giá trị nhằm tạo sự phát triển bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản. Đến nay, cá sông Đà đã trở thành sản phẩm mang thương hiệu chuỗi giá trị của tỉnh Hòa Bình, mang lại thu nhập ổn định cho bà con các dân tộc trên địa bàn.
Sau 2 năm (2017 - 2019) xây dựng nhãn hiệu tập thể Cao Lộc cho rau sạch Tân Liên - Gia Cát, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), đến nay nhãn hiệu Rau sạch Cao Lộc đã có tiếng vang trên thị trường trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho người dân vùng DTTS trên địa bàn tập trung sản xuất rau củ quả sạch, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp… Việc xây dựng thương hiệu, nhãn mác cho các sản phẩm nông sản đã được đẩy mạnh, nhờ vậy, trên địa bàn tỉnh đã có 2 sản phẩm nông sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhiều sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương.
Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định, phát triển nông nghiệp là nền tảng để xây dựng các ngành kinh tế khác; trong đó, mục tiêu cụ thể là mỗi héc ta (ha) canh tác phải đạt từ 75 triệu đồng. Thực hiện mục tiêu này, địa phương đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án, với những cách làm sáng tạo, tạo ra nhiều mô hình, cách làm kinh tế hiệu quả.