Vào thời điểm này, tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn, người dân đang tất bật thu hoạch chính vụ sản phẩm hồng không hạt - loại cây chủ lực của địa phương hiện nay. Năm 2013, hồng không hạt Bắc Kạn đã được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Với bước đệm quan trọng đó, cây hồng không hạt đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Là tỉnh miền núi phía Bắc, Tuyên Quang bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm rất thấp. Tại thời điểm 2011, tỉnh chưa có xã nào đạt NTM. Thế nhưng, đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 30 xã đạt NTM. Để có kết quả này, Tuyên Quang đã tích cực trong việc huy động mọi nguồn lực xây dựng NTM, đồng thời tỉnh cũng đặc biệt chú trọng tới các mô hình sản xuất.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có những yếu tố khó lường, đòi hỏi con người phải sẵn sàng tận dụng thời cơ, tránh được rủi ro, có các giải pháp linh hoạt, thích ứng với những thay đổi mà ngày hôm nay chưa dự báo được.
Anh Hùng Ky 49 tuổi ở làng Chăm Tuấn Tú là nông dân tiêu biểu đi đầu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất của xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Vườn măng tây xanh của gia đình anh trở thành mô hình kinh tế nông nghiệp tiên tiến được nhiều nông hộ địa phương học tập kinh nghiệm làm theo.
Mô hình lò đốt rác mini đang cho thấy những hiệu quả thiết thực trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Việc xây dựng các lò đốt rác không tốn diện tích, đơn giản, dễ thực hiện đang nhận được sự hưởng ứng từ người dân.
Có thể nói, việc xác định hướng đi đúng trong cơ chế thị trường hiện nay là yếu tố quan trọng giúp các HTX khai thác tiềm năng để phát triển. Những năm qua, HTX nông nghiệp Ngọc An (xã Hoài Thanh Tây, Hoài Nhơn, Bình Định) đã có những bước đi đầy năng động, thể hiện sự sáng tạo trong việc đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu nhập cho xã viên.
Trong khi người dân ở nhiều nơi, nhất là khu vực miền Trung, hằng năm phải gồng mình chống chọi với lũ dữ thì mô hình “ngôi nhà chống lũ thông minh” đạt giải 3 trong cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo ngôi nhà đa mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu toàn quốc” của ông thợ mộc Cao Phương Tùng, ở Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk) lại chưa được đưa vào ứng dụng.
Thời gian gần đây, xoài trái vụ bán được giá cao nên nhiều người trồng xoài ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) không ngần ngại sử dụng thuốc bón gốc và một số loại hóa chất khác để kích thích xoài ra hoa. Điều này đang tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu đến môi trường sống xung quanh của người dân.
Biến rác thành sản phẩm phục vụ sản xuất sạch, bền vững là điều mà Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Tăng Thị Chính (Trưởng phòng Vi sinh vật môi trường, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam) theo đuổi trong hơn 20 năm nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường.
Tỉnh Đăk Nông được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Dù tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích, mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, nhưng để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Đăk Nông cần những giải pháp đồng bộ, đảm bảo tính khả thi từ khâu quy hoạch.
Ngoài việc được chế biến thành nhiều món ăn ngon thì măng tre còn có tác dụng thúc đẩy sức khỏe tim mạch, chống ung thư, giúp giảm cân, kiểm soát cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch…
Gần đây cụm từ “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được nhắc tới khá nhiều trong các diễn đàn trong nước và quốc tế. Việt Nam đã bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp với nhiều thời cơ và thách thức. Để nắm bắt kịp với xu thế, Việt Nam cần hành động quyết liệt với những chính sách đồng bộ mới có thể vượt qua ngưỡng cửa, đưa đất nước phát triển.
Sáng kiến “Balô chống đuối nước dành cho học sinh” của 2 em Lô Thị May Sao và Kha Thị Nhật Linh người dân tộc Thái ở bản Mà, xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương (Nghệ An), được Ban Tổ chức cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) học sinh trung học cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nghệ An đánh giá cao. Đây là sáng kiến mang tính khả thi và ý nghĩa nhân văn được xã hội ghi nhận.
Năm 2012 trong một lần tình cờ, ông Trần Văn Tiếp, ngụ ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp biết đến loại cây dưa hấu tí hon Nam Mỹ (Pipeno) trồng tại Nga. Với niềm đam mê hoa kiểng, nhận thấy tiềm năng từ giống cây này, ông đã kiên trì thử nghiệm nhân giống. Sau không ít thất bại, đến nay ông đã thành công với loại dưa hấu tí hon độc đáo này.
Nhằm tăng giá trị sản xuất, giảm sức lao động cho nông dân, nhiều cánh đồng rau, hoa ở Đồng Nai đã áp dụng các công nghệ mới tiếp nhận chuyển giao từ nhiều nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…
Trong một thời gian dài, nông nghiệp được trông đợi sẽ mang lại giá trị thương mại cao cho tỉnh Quảng Ngãi. Nhưng sau những kỳ vọng, đến nay nông nghiệp tỉnh này vẫn phát triển theo “số lượng”. Vì vậy, muốn tạo bước chuyển về chất, cần chuyển đổi tư duy làm nông nghiệp theo nền nông nghiệp 4.0.
Tại nhiều địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống như: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… điện mặt trời đã được ứng dụng từ những năm 1990 nhưng mới chỉ dừng lại ở mức tự tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, điện mặt trời nối lưới sẽ phát huy hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần.
Năm 2017, Bộ Quốc phòng và Bộ Khoa học và công nghệ (KHCN) đã phối giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, tạo ra các sản phẩm KHCN hiệu quả, thiết thực;… Nhiều sản phẩm KHCN mới hoàn thành trong năm 2017 đã đóng góp quan trọng cho Bộ Quốc phòng và tiềm lực KHCN của đất nước.
Một nhóm cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu-Ứng dụng Khoa học Công nghệ Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) đã nghiên cứu thiết kế thành công chiếc máy bơm thủy năng có thể cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cho những vùng gặp khó khăn về nguồn nước ở miền núi, nhất là vào mùa khô.
Bếp củi được đúc bằng gang, cùng một lúc có thể nấu 2 nồi, vừa tiết kiệm lượng củi, giảm phát thải nhà kính, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người đun nấu,… Đây là những hiệu quả được ghi nhận từ sáng kiến cải tiến bếp đun bằng củi được triển khai ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị.