Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lạng Sơn: Áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị nông sản

Nghĩa Hiệp - 20:14, 18/11/2019

Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp… Việc xây dựng thương hiệu, nhãn mác cho các sản phẩm nông sản đã được đẩy mạnh, nhờ vậy, trên địa bàn tỉnh đã có 2 sản phẩm nông sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhiều sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương.

Các sản phẩm từ hồi của huyện Văn Quan được tỉnh hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Các sản phẩm từ hồi của huyện Văn Quan được tỉnh hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Để phát triển vùng chuyên canh theo quy hoạch, tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm thực hiện cơ chế, chính sách như: Khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng; Tạo điều kiện để doanh nghiệp có quỹ đất; cấp vốn tham gia đầu tư vào các loại cây thế mạnh. Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm, hướng người nông dân sản xuất theo kế hoạch, tăng cường đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho lao động nông nghiệp; định hướng phát triển các loại cây nguyên liệu đúng vùng lựa chọn với quy mô đã duyệt để phát triển bền vững.

Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nà Chuông - ông Hoàng Văn Thịnh, cho biết: “HTX được thành lập năm 2007. Từ khi thành lập, HTX luôn nhận được sự hỗ trợ của các ban, ngành tỉnh Lạng Sơn. Từ giống cây, phân bón đến kỹ thuật trồng rau an toàn (RAT) theo hướng VietGAP, HTX đều được tỉnh cung ứng miễn phí, bảo đảm chất lượng. Bình quân mỗi vụ, HTX cung cấp cho thị trường hơn 50 tấn rau các loại, đem lại thu nhập cho hộ gia đình xã viên mỗi vụ rau từ 15 triệu đồng trở lên”. Đến nay, HTX Nà Chuông có 47 hộ dân với 88 thành viên tham gia trồng RAT theo tiêu chuẩn VietGAP và dần trở thành địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng.

Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn đã có 8 vùng sản xuất chuyên canh tập trung các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, trong đó có các loại nông sản điển hình vùng chuyên canh như: Cây hồi ở các huyện Văn Quan, Bình Gia và Văn Lãng với tổng diện tích hơn 34 nghìn ha, sản lượng bình quân hằng năm trên 10 nghìn tấn hồi khô, tổng doanh thu đạt hơn 2.500 tỷ đồng, chưa tính các dịch vụ và sản phẩm qua chế biến; Na của huyện Chi Lăng với diện tích trên 1.500ha, sản lượng hằng năm ước đạt trên 27.000 tấn (15.000 tấn đạt tiêu chuẩn VietGAP, 12.000 tấn được cam kết bảo đảm chất lượng an toàn), giá trị kinh tế trên 300 tỷ đồng/năm. 

Ngoài ra, tỉnh còn có thế mạnh về một số loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao như: Hồng vành khuyên, thạch đen, gỗ thông, cây dược liệu… Theo báo cáo năm 2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lạng Sơn, tổng sản lượng nông sản toàn tỉnh ước tính đạt trên 6.400 tỷ đồng/năm.

Ông Lý Việt Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở NN&PTNT, cho biết: “Đạt được kết quả nêu trên là do tỉnh đã xây dựng và phát huy hiệu quả vùng sản xuất chuyên canh tập trung các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm, trong đó tích cực giúp đỡ doanh nghiệp, HTX đăng ký nhãn hiệu tập thể, nâng tầm giá trị nông sản của tỉnh”.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đổi mới cơ cấu cây trồng trên địa bàn, phát triển dự án 1.200ha chè tại huyện Đình Lập, đưa những nông sản thế mạnh của địa phương vào Chương trình OCOP. Đồng thời chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ hồi, na ra thị trường châu Âu và các nước Bắc Mỹ, Trung Quốc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trong lĩnh vực công tác dân tộc

Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trong lĩnh vực công tác dân tộc

Chiều 30/5, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Quốc Tuấn - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của UBDT, chủ trì cuộc họp góp ý Dự thảo Quyết định ban hành Danh mục Cơ sở Dữ liệu của UBDT và Dự thảo đề cương Đề án tăng cường chuyển đổi số trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc. Tham dự có lãnh đạo Trung tâm chuyển đổi số và đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT.
Tin nổi bật trang chủ
Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Trong những năm gần đây, các giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân DTTS ở nước ta ngày càng được quan tâm, khai thác và phát huy trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ của Internet và mạng xã hội. Tuy nhiên, việc thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu các chất liệu thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các DTTS đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân rơi vào những tranh cãi không đáng có.
Mô hình “một cửa” công an cấp phường đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập

Mô hình “một cửa” công an cấp phường đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập

Media - Trọng Bảo - 2 phút trước
Vừa qua, Công an thành phố Lào Cai đã thành lập mô hình “Bộ phận Một cửa” tại Công an phường Nam Cường. Đây là mô hình đầu tiên của tỉnh Lào Cai nhằm đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là trong hỗ trợ thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh người DTTS

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh người DTTS

Giáo dục dân tộc - Lê Hường - Ngọc Thu - 9 phút trước
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đang đến gần, các tỉnh, thành trong cả nước đang gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị, tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, người DTTS.
Gỡ “nút thắt” trong giải phóng mặt bằng các dự án ở miền núi Thanh Hóa

Gỡ “nút thắt” trong giải phóng mặt bằng các dự án ở miền núi Thanh Hóa

Media - Quỳnh Trâm-CTV - 11 phút trước
Giải phóng mặt bằng được xác định là khâu khó khăn nhất trong quá trình triển khai dự án. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng đã và đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quan tâm chỉ đạo để gỡ “nút thắt” trong quá trình triển khai. Với những cách làm hay, mô hình dân vận khéo trong giải phóng mặt bằng đã tạo sự đồng thuận của người dân và giúp nhiều dự án, công trình trên địa bàn triển khai bảo đảm tiến độ.
Một thoáng Nặm Đăm

Một thoáng Nặm Đăm

Du lịch - Huy Toán - 34 phút trước
Nằm cách Tp. Hà Giang khoảng 45 km về phía Bắc, làng Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là Làng Văn hóa du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao. Nơi đây là sự phối hợp tuyệt đẹp giữa cảnh quan thiên nhiên, với những ngôi nhà trình tường truyền thống của đồng bào Dao thân thiện, mến khách.
Mô hình tiết học biên cương ở xứ Thanh

Mô hình tiết học biên cương ở xứ Thanh

Media - Quỳnh Trâm - 45 phút trước
Với mục tiêu giáo dục các em học sinh nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là việc làm quan trọng, Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các trường học trên địa bàn huyện biên giới Mường Lát triển khai nhiều hoạt động ngoại khóa bằng mô hình Tiết học biên cương. Đây là mô hình nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh và học sinh, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân trong việc bảo vệ đường biên, cột mốc.
Gỡ “nút thắt” trong giải phóng mặt bằng các dự án ở miền núi Thanh Hóa

Gỡ “nút thắt” trong giải phóng mặt bằng các dự án ở miền núi Thanh Hóa

Giải phóng mặt bằng được xác định là khâu khó khăn nhất trong quá trình triển khai dự án. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng đã và đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quan tâm chỉ đạo để gỡ “nút thắt” trong quá trình triển khai. Với những cách làm hay, mô hình dân vận khéo trong giải phóng mặt bằng đã tạo sự đồng thuận của người dân và giúp nhiều dự án, công trình trên địa bàn triển khai bảo đảm tiến độ.
Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội

Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội

Giáo dục - Như Ý - 1 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo danh sách 201 địa điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập không chuyên năm học 2023 - 2024. Theo đó, điểm thi có nhiều phòng thi nhất là Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, với 43 phòng.
Nỗi lo sau SEA Games 32

Nỗi lo sau SEA Games 32

Thể thao - PV - 1 giờ trước
Dù giành thành tích hạng nhất tại SEA Games 32 ở Campuchia, nhưng việc chỉ có chưa đến 60% số huy chương ở các môn nằm trong chương trình thi đấu Olympic (chưa kể phong độ thi đấu trồi sụt của nhiều vận động viên đỉnh cao) khiến mục tiêu lọt vào Top 3 khu vực Đông Nam Á tại đấu trường ASIAD (tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc vào cuối tháng 9 tới) của thể thao Việt Nam trở nên rất khó khăn.
Vĩnh Phúc: Tín dụng chính sách góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Vĩnh Phúc: Tín dụng chính sách góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Công tác Dân tộc - Trang Diệp - 1 giờ trước
Có thể nói, tín dụng chính sách là một trong những công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài, giúp các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
Bắc Ninh: Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh

Bắc Ninh: Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh

Tin tức - Vân Khánh - Xuân Hải - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh năm 2023 với chủ đề “Sẵn sàng cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển”.
Cùng chung tay xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc

Cùng chung tay xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Nhằm tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các ngành, các cấp và cộng đồng đối với công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy ngày 31/5 hàng năm là Ngày Thế giới không thuốc lá.