Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

T.Hợp - 11:00, 20/11/2020

Cây Macadamia (người dân thường gọi là cây Mắc ca) là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao Hạt Mắc-ca có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, đặc biệt thích hợp trong chế biến thực phẩm. Nhân hạt có mùi thơm nhẹ, có thể dùng làm nhân bánh ngọt, nhân chocolate, kem, bánh hộp, hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp rất được ưa chuộng ở Mỹ, châu Âu.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

Cây mắc ca đã được nhập về trồng ở Việt Nam, trồng thử nghiệm đầu tiên tại Ba Vì (Hà Nội) sau đó được trồng tại Đăk Lăk, Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lâm Hà). Sản phẩm có giá trị kinh tế là quả mắc ca. Tuổi thọ kinh doanh khoảng 40-60 năm. Đặc điểm chung của loài là rễ cọc kém phát triển. Cây có tán rộng, rễ nông vì vậy cây chịu gió bão kém. Sau đây là kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca mang lại hiệu quả kinh tế cao để bà con tham khảo.

I. Điều kiện gây trồng

1. Khí hậu

- Nhiệt độ bình quân 15 - 350C, thích hợp nhất 20 - 250C;

- Lượng mưa bình quân năm: 1.600 - 2.500mm;

- Độ cao so với mặt nước biển: 10 - 1.200m;

- Những nơi ít bị gió phơn (gió Lào), sương muối, mưa phùn.

2. Đất đai và địa hình

- Đất đai: Chỉ nên trồng mắc ca ở những nơi đất tốt, thích hợp nhất ở nơi có độ dày tầng đất >50cm, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thoát nước tốt, giàu hữu cơ, độ pH (KCl) = 4 - 6,5; không trồng cây mắc ca trên đất cát, đất ngập úng, đất chua phèn;

- Địa hình: Tương đối bằng phẳng, độ dốc <200.

II. Tiêu chuẩn cây ghép đem trồng

- Cây ghép có thời gian sau ghép đạt trên 6 tháng; chiều cao chồi ghép đã hóa gỗ từ 20cm trở lên (chiều cao cây ghép trên 50cm); đường kính cổ rễ từ 1,0 - 1,5cm;

- Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, lá xanh, phiến lá phát triển bình thường.

III. Kỹ thuật trồng

1. Phương thức, mật độ và thời vụ trồng

a) Cây mắc ca có thể trồng theo 2 phương thức trồng thuần loại hoặc trồng xen với cà phê, chè, hồ tiêu:

- Trồng thuần loại với mật độ từ 205 cây/ha (cự ly 7 x 7m) đến 278 cây/ha (cự ly 6 x 6m);

- Trồng xen trên các rãnh luống cà phê mật độ 124 cây/ha (cự ly 9 x 9m), 138 cây/ha (cự ly 12 x 6m), hồ tiêu mật độ 124 cây/ha (cự ly 9 x 9 m), chè mật độ 111 cây/ha (cựu ly 15 x 6m).

b) Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân đối với các tỉnh phía Bắc, đối với các tỉnh phía Nam trồng vào đầu mùa mưa.

2. Xử lý thực bì, làm đất, đào và lấp hố

- Phát dọn toàn diện để giảm cỏ dại, sâu bệnh và tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Cuốc lật đất hoặc xới đất, rãy cỏ cục bộ 1,5 - 2m2 xung quanh vị trí đào hố, nhặt sạch rễ cây lớn (trên 2cm), đối với những nơi đất dốc (<20o) nên làm bậc thang theo đường đồng mức có mặt băng rộng từ 2 - 4m;

- Đào hố kích thước 80 x 80 x 60cm, hố được đào trước khi trồng ít nhất 1 - 1,5 tháng để phơi ải; khi đào chú ý để lớp đất trên mặt riêng để trộn với phân lót khi lấp hố;

- Bón lót và lấp hố trước khi trồng ít nhất 1,5 tháng; mỗi hố bón 50kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì), 500g NPK và 300g vôi bột được trộn đều với đất mặt; lấp hố bằng đất mặt xung quanh, tạo hình mai rùa cao hơn mặt đất tự nhiên 2 - 3cm.

3. Kỹ thuật trồng

- Trên mỗi đơn vị diện tích trồng từ 4 - 5 dòng mắc ca (không trồng đơn dòng); bố trí trồng từng dòng theo hàng xen kẽ nhau để giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng tính chống chịu sâu bệnh hại, giảm rủi ro mất mùa, đặc biệt là tăng tỷ lệ nhân cấp 1 của hạt theo chuẩn quốc tế;

- Dùng cuốc tạo một lỗ sâu khoảng 40 cm ở giữa hố đã lấp, đủ rộng để đặt vừa bầu cây;

- Rạch bỏ vỏ bầu nilon ra khỏi bầu đất; đặt bầu ngay ngắn trong lòng hố, chỉnh cho cây đứng thẳng; lấp đất và nén chặt; vun đất xung quanh gốc cây 40cm thành hình mai rùa, cao hơn mặt đất khoảng 5cm để dễ dàng thoát nước khi mưa; lưu ý các thao tác thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu đất của cây;

- Dùng 3 cọc dài 60 - 80cm cắm thành hình tam giác xung quanh, cách gốc cây 40 - 50cm, buộc chụm phần trên ngọn cọc lại tương ứng với 2/3 chiều cao của cây và buộc vào thân cây để cố định, bảo vệ cây khỏi bị gió làm nghiêng;

- Tủ rơm rạ, cỏ hoặc bổi thành lớp dày 4 - 5cm rộng 1m xung quanh gốc cây để giữ độ ẩm và ngăn cỏ dại.

IV. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cây trồng

1. Chăm sóc

- Nếu trồng xong không có mưa thì tưới ẩm ít nhất trong 20 ngày để cây phục hồi và ra lộc non; trong 2 tháng tiếp theo thực hiện tưới cây 1 tuần 1 lần; lượng nước tưới 10 - 15 lít/cây;

- Xới xáo, làm cỏ, phá váng xung quanh gốc cây từ 0,8 - 1m; mỗi năm chăm sóc 2 lần và tiến hành thường kỳ hàng năm.

2. Bón thúc

a) Bón thúc khi cây trồng được 2 năm tuổi trở lên, bón vào tháng 1 - 2 hàng năm bằng phân chuồng hoai kết hợp phân NPK và vôi bột;

b) Cuốc rãnh rộng và sâu 25 - 35cm theo hình chiếu tán lá, rải đều phân chuồng xuống trước sau đó rắc vôi bột, cho một lớp đất mặt mỏng xuống trộn đều và cuối cùng rải đều phân NPK và lấp đất, cụ thể:

- Năm thứ 2: Bón 10 - 20kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,1kg NPK và 0,1kg vôi bột;

- Năm thứ 3: Bón 20 - 30kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,2kg NPK và 0,1kg vôi bột;

- Năm thứ 4: Bón 30 - 40kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,3kg NPK và 0,1kg vôi bột;

- Năm thứ 5: Bón 40 - 50kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,4kg NPK và 0,1kg vôi bột;

- Những năm tiếp theo khi cây đã ra quả: Bón 50 - 70kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 1,0kg lân và 0,2 - 0,4kg Kali và 0,1kg vôi bọt.

- Thời kỳ bón: Khu vực Tây Nguyên bón vào tháng 8 - 9, khu vực Tây bắc bón vào tháng 10 - 11; bón sau khi thu hoạch quả và vệ sinh tỉa cành, tạo tán.

3. Phòng trừ sâu hại

- Quét vôi xung quanh gốc cây mỗi năm 2 lần: lần 1 vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau; lần 2 vào tháng 7 - 8 để phòng chống sâu hại;

- Vị trí quét bắt đầu từ phần dưới gốc cây (bới phần đất mặt sâu xuống 2cm) quét lên thân cây khoảng 50 - 80cm;

- Kiểm tra thường xuyên thân cây, nếu bị sâu đục thân thì dùng kim tiêm bơm thuốc trừ sâu vào lỗ sâu đục rồi lấy đất sét bịt lại.

4. Tỉa cành tạo tán

- Thực hiện tỉa cành tạo tán ở năm thứ nhất và năm thứ hai;

- Tùy vào tình hình cụ thể, với cây sinh trưởng ngọn mạnh thì cắt ngọn thân chính để xúc tiến phân cành; đối với những cây sinh trưởng ở ngọn yếu không cần cắt ngọn thân chính, chỉ cắt bớt ngọn các cành bên;

- Cắt ngọn được tiến hành 3 lần: lần 1 ở vị trí cách mặt đất 1m; lần 2 ở vị trí cách 0,6 - 0,8m so với vị trí bấm lần 1; lần 3 cách vị trí bấm lần 2 từ 0,6 - 0,8m;

- Chọn những cành khỏe (2 - 3 cành) giữ lại, tỉa bỏ những cành yếu;

- Sau năm thứ 2 để cây phát triển bình thường, các năm tiếp theo chỉ tỉa bỏ những cành rất nhỏ phát triển ở tầng tán thứ 3 đối với những cây có tán quá dày./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Rất nhiều lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho phụ nữ, đặc biệt là chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) như khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, dịch vụ xã hội. Từ đó, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và cơ hội tự phát triển bản thân…
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Lễ Khai giảng năm học mới tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Lễ Khai giảng năm học mới tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Hòa chung với không khí vui tươi, phấn khởi đón năm học mới của ngành Giáo dục cả nước, ngày 02/11, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) trang trọng tổ chức Lễ Khai giảng Năm học mới 2024 - 2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự và tặng hoa chúc mừng nhà trường.
Ninh Thuận: Đồng bào DTTS an cư lạc nghiệp nhờ Chương trình MTQG 1719

Ninh Thuận: Đồng bào DTTS an cư lạc nghiệp nhờ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong đồng bào DTTS của tỉnh Ninh Thuận đã cơ bản được giải quyết.
Chính sách dành cho Người có uy tín: Nhìn từ các tỉnh duyên hải miền Trung

Chính sách dành cho Người có uy tín: Nhìn từ các tỉnh duyên hải miền Trung

Gương sáng giữa cộng đồng - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Tại các bản làng vùng DTTS và miền núi, Người có uy tín tựa như những “cây đại thụ” che bóng mát cho bà con. Người có uy tín có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín là chủ trương đúng đắn, là sự cụ thể hoá đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS nói chung và Người có uy tín nói riêng.
Khắc khoải đợi hồi sinh làng gốm cổ

Khắc khoải đợi hồi sinh làng gốm cổ

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 4 giờ trước
Chuốt nhẹ bàn tay đã chai sạn vết dấu của thời gian, nghệ nhân H’Phiết Uông cặm cụi bước bên bàn gốm. Bà thì thầm với đất như thì thầm với lòng mình, với cha ông vậy. Gốm không đủ sức nuôi mình như thuở xưa nữa, nhưng những người như H’Phiết Uông, H’Lưm Uông hay H’Huyên Bhôk vẫn âm thầm với đất để mong hồi sinh làng nghề.
Nơi cơ hội kết nối doanh nghiệp và thị trường toàn cầu

Nơi cơ hội kết nối doanh nghiệp và thị trường toàn cầu

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 4 giờ trước
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX) đã chính thức khai mạc ngày 31/10. Sự kiện này do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thuận Châu (Sơn La): Tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông xoá bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới cho phụ nữ, trẻ em

Hội Liên hiệp Phụ nữ Thuận Châu (Sơn La): Tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông xoá bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới cho phụ nữ, trẻ em

Tin tức - Mai Hương - 4 giờ trước
Ngày 29/10, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội LHPN) huyện Thuận Châu tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông về xoá bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em về “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm” năm 2024.
“Mèn mén” – Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông

“Mèn mén” – Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. “Mèn mén. Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông. Người tiên phong ở bản Hà Lệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hoà Bình: Hiệu quả tích cực từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hoà Bình: Hiệu quả tích cực từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 4 giờ trước
Thời gian qua, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hoà Bình và sự phối hợp, tạo điều kiện của các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với sự chủ động, tích cực tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719) một cách đồng bộ với những nhiệm vụ trọng tâm, thu được nhiều tín hiệu tích cực.
Ứng phó với mưa lớn và lũ ở miền Trung trong 10 ngày tới

Ứng phó với mưa lớn và lũ ở miền Trung trong 10 ngày tới

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Từ ngày 3 đến ngày 10/11, khu vực Trung Bộ có thể chịu ảnh hưởng của một số hình thái thời tiết xấu gây mưa lớn; sau ngày 10/11, mưa lớn ở miền Trung tiếp tục diễn biến phức tạp với 2-3 đợt mưa rất lớn.
Cứu lấy Đồng Dương

Cứu lấy Đồng Dương

Tìm trong di sản - Tiêu Dao - 5 giờ trước
Một thời huy hoàng và danh giá, nay Phật viện Đồng Dương đã chẳng còn lại gì ngoài một chân Tháp Sáng với cơ man gạch vỡ xung quanh và chằng chịt những cây chống để đấu chọi lại sự tàn phá của thời gian. Di tích quốc gia đặc biệt này đã được tỉnh Quảng Nam đề xuất phương án bảo tồn bằng Dự án tu bổ, gia cố, phục hồi và phát huy giá trị Tháp Sáng. Tuy nhiên vì nhiều lý do, đến nay kế hoạch trùng tu di tích vẫn chưa thể triển khai.
Nam Sơn (Bắc Ninh): Kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 có nhiều điểm sáng

Nam Sơn (Bắc Ninh): Kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 có nhiều điểm sáng

Sản phẩm - Thị trường - Xuân Hải - 5 giờ trước
Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng 9 tháng đầu năm 2024, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã đạt được một số kết quả quan trọng trong kế hoạch đề ra, tạo bước phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân.
Những tấm gương điển hình tiên tiến ở Mường Ảng

Những tấm gương điển hình tiên tiến ở Mường Ảng

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 5 giờ trước
Vượt lên trên nhiều khó khăn, thách thức, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều cá nhân vùng đồng bào DTTS tại huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đã tiên phong đi đầu về phát triển kinh tế, từng bước giúp gia đình và người dân thoát nghèo bền vững trên chính mảnh đất quê hương mình.