Thời điểm khai giảng năm học 2019-2020 đã cận kề. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang đã chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên… cho năm học mới.
Một trong những nguyên nhân căn bản khiến phụ nữ DTTS bị hạn chế cơ hội việc làm, họ chủ yếu phải lao động chân tay, nặng nhọc, thu nhập thấp là do quan niệm trọng nam khinh nữ, cho rằng phụ nữ không cần học nhiều. Vì thế, để nâng cao trình độ, kỹ năng cho phụ nữ DTTS, việc đem “trường học” đến cho phụ nữ DTTS là vô cùng cần thiết. Góp phần vào xóa bỏ bất bình đẳng, thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ vùng DTTS, miền núi.
Là nơi đào tạo văn hóa cho con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh, thời gian qua, Trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú (Trường THPTDTNT) tỉnh Lào Cai đã có nhiều cố gắng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực đủ kiến thức để bước tiếp vào những cánh cổng tri thức trong tương lai, trở về phục vụ địa phương.
Với mong muốn sẻ chia, bù đắp phần nào những thiếu thốn, bất hạnh của trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em DTTS, tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội. Huy động mọi nguồn lực, các tổ chức quốc tế, các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng xã hội trong tỉnh cùng chung tay bảo vệ, chăm sóc, giáo dục giúp các em phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
Việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) là hết sức cần thiết. Vì thế, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Thuận ban hành kế hoạch dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS kể từ năm học 2019-2020, thông qua mô hình “Em nói tiếng Việt”.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2016-2020” theo Quyết định 1008/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 1008), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái để làm rõ hơn nội dung này.
Vào mỗi dịp nghỉ hè, các em học sinh dân tộc Khmer vùng Thất Sơn (Bảy Núi) lại háo hức đến các chùa Nam tông Khmer trên địa bàn các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn (tỉnh An Giang), để học tiếng mẹ đẻ, tham gia các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của dân tộc mình.
Lần đầu tiên huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) có một nam sinh thi THPT quốc gia đạt điểm 10 môn Lịch sử. Em cũng là một trong 2 thí sinh của Thanh Hóa và là một trong 80 thí sinh cả nước đạt điểm tuyệt đối môn học này.
Hơn 15 năm nay, mỗi khi mùa Hè đến, hàng trăm em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh hiếu học từ khắp nơi trong tỉnh lại tìm đến chùa làng Lập Thạch (phường Đông Lễ, TP. Đông Hà, Quảng Trị) để theo học các lớp học miễn phí nơi đây. Từ những lớp học này, các em không chỉ được trau dồi tri thức, kỹ năng sống mà còn được truyền dạy về đạo đức, những điều hay lẽ phải làm người từ những vị sư và thầy cô giáo tâm huyết.
Với tấm lòng nhân văn cao cả và trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, Hội Cựu sinh viên Khóa 39, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (K39NEU) đã cùng nhau góp sức xây dựng nên nhiều điểm trường mới tại vùng DTTS, miền núi, và những ngôi trường mới vẫn đang và sẽ tiếp tục được mọc lên. Nghĩa cử cao đẹp đó đã lan tỏa tình yêu thương, chắp cánh ước mơ tới trường cho hàng ngàn học sinh DTTS, tiếp thêm động lực bám bản của nhiều thầy, cô giáo vùng cao.
Nghĩa Lộ (Yên Bái) là địa phương có tới trên 80% dân số là đồng bào dân tộc Thái. Để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, từ năm 2012, UBND thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Nghĩa Lộ xây dựng Chương trình đưa bản sắc văn hóa vào trường học, trong đó có điệu múa xòe của dân tộc Thái. Đến nay, 100% các trường học trên địa bàn đều đã đưa múa xòe vào chương trình giảng dạy. Hoạt động này được đông đảo học sinh hào hứng tham gia, qua đó khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.
Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa có báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện nghị quyết về hỗ trợ học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2016 đến nay.
Chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa biểu dương, khen ngợi em Nguyễn Nguyệt Linh (học sinh lớp 5M2, Trường Marie Curie, Hà Nội) - học sinh đã viết bức thư gửi tới 40 trường học ở Hà Nội nhằm kêu gọi ngừng hoặc hạn chế thả bóng bay trong ngày khai giảng và cho biết ngành Giáo dục khuyến khích mùa khai giảng “không bóng bay”.
Tuy đời sống kinh tế trên địa bàn huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai còn gặp nhiều khó khăn nhưng công tác khuyến học, khuyến tài luôn được quan tâm. Nhằm thúc đẩy con em DTTS nâng cao chất lượng học tập, những năm gần đây, huyện xây dựng mô hình “dòng họ học tập” trong vùng đồng bào DTTS được đông đảo cộng đồng ủng hộ.
Khi nhắc đến cô gái Lê Thị Thắm, SN 1998 (xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) mọi người đều dành cho em một tình thương và lòng khâm phục. Sinh ra đã không có hai tay, nhưng với nghị lực phi thường Thắm đã nỗ lực học tập, vượt lên làm chủ số phận của mình.
Vượt qua nhiều khó khăn, chị Hồ Thị Vang, người Vân Kiều ở thôn A Luông, xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã tốt nghiệp chương trình THPT. Sự học của chị Vang đã trở thành tấm gương để nhiều người noi theo.
Năm học 2018-2019, Hòa Bình đã đặc biệt quan tâm, tập trung nhiều giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Đặc biệt là giáo dục học sinh dân tộc ở các cấp học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Mong muốn làm gương cho đồng bào buôn làng noi theo, hằng tuần ông K’Koi, buôn S’rông, thôn 2, xã Đăk R’măng, huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông chạy xe máy gần 100 cây số để học bổ túc văn hóa, rồi tham gia kỳ thi THPT quốc gia để lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Tháng 7, tháng của kỳ nghỉ hè nên trong khuôn viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (ĐHNLTN) vắng lặng hơn bình thường, nhưng tại các phòng chức năng, các cán bộ của Trường vẫn miệt mài làm việc. Tại đây, chúng tôi được biết về một Chương trình đào tạo có nhiều ưu điểm nổi bật-đó là Chương trình tiên tiến (CTTT). Từ Chương trình này, nhiều sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) đã có thêm cơ hội học tập và trải nghiệm ở môi trường quốc tế.
Không học thêm bên ngoài, thời gian học của nam sinh Nguyễn Lê Minh Quân đa phần là nắm chắc kiến thức trên lớp, tự học ở nhà và trao đổi trên mạng xã hội. Thế nhưng, Nguyễn Lê Minh Quân vẫn đạt thành tích đáng nể: 27,2 điểm và là thủ khoa khối A của Đăk Lăk trong Kỳ thi THPT quốc gia 2019.