Là huyện vùng cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thời gian qua, ngành Y tế huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Trong đó, giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác khám chữa bệnh ngay từ tuyến cơ sở được địa phương quan tâm.
Nằm giữa thành phố Nha Trang sầm uất, ít ai biết được rằng, có một nơi trước đây từng bị bóng tối của đói nghèo, ma túy bủa vây, đó là khu phố Trường Phúc, phường Vĩnh Phước. Suốt 15 năm qua, bằng tâm huyết của mình, các nhà giáo quân hàm xanh Đồn Biên phòng Cầu Bóng, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã kiên trì gieo con chữ để thế hệ tương lai có một cuộc sống sung túc hơn, tử tế hơn.
Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao là các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Bông (Đăk Lăk). Công tác giáo dục ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm qua, ngoài những thầy cô định cư, có cuộc sống ổn định, gắn bó lâu dài với học sinh ở đây thì vẫn có hàng chục thầy cô nhà cách trường hàng chục km, thậm chí hàng trăm km nhưng vẫn rất tâm huyết, vượt mọi khó khăn, bám trụ, gắn bó với các em học sinh nơi đây.
Ở nhiều thôn, làng của các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Bình Định, nơi người dân sống cách xa cơ sở y tế, việc sinh đẻ của phụ nữ thường trông cậy vào các cô đỡ thôn bản. Nhiều năm qua, nhờ đội ngũ này, nhiều ca sinh đẻ được thực hiện an toàn, góp phần cùng ngành Y tế địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu là hoạt động thường niên của Ủy ban Dân tộc (UBDT) nhằm ghi nhận, cổ vũ, động viên học sinh, sinh viên tiếp tục vươn lên trong học tập và rèn luyện. Để bạn đọc có cái nhìn toàn diện về công tác chuẩn bị cho Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương.
Đàm Thị Ngọc Anh (1997) lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Durkmal, huyện Krong Ana (Đăk Lăk). Cuộc sống nghèo khó, với bao “lý do chính đáng” phải đối diện với việc nghỉ học, nhưng cô học trò nghèo Đàm Thị Ngọc Anh vẫn quyết tâm đi học, với mong ước trở thành người chiến sĩ công an nhân dân.
Với những thành tích cao trong học tập như: giải Khuyến khích môn Hóa học trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện năm 2012; Huy chương Bạc trong các kỳ thi Olympic môn Địa lý năm 2013 và 2014 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh; 2 lần nhận học bổng Odon Vallet tại Đà Lạt năm 2013 và 2014; Đạt giải Khuyến khích quốc gia môn Địa lý trong Kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia năm 2015... , em Nay H’ Nga, dân tộc M’nông ở xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc năm 2015.
Ngày 13/11/2018, tại Ủy ban Dân tộc Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT), Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 (Lễ Tuyên dương) đã chủ trì họp báo thông tin tới các phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí về Lễ tuyên dương và các chương trình diễn ra trong các ngày 24-25/11.
Nguyễn Văn Dũng (dân tộc Mường) là một trong 14 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội tuyên dương năm 2018, hiện đang là sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Dù hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng Dũng luôn cố gắng học tập, lạc quan và nuôi dưỡng ước mơ của riêng mình.
Nhà nghèo, bố mất sức lao động, hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn nhưng cô học trò người Vân Kiều Hồ Thị Giải, lớp 4A, Trường Tiểu học Thuận, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) luôn là tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập với thành tích 4 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Được vinh danh trong Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu là một trong những vinh dự lớn. Nhưng, không dừng lại ở đây, nhiều bạn trẻ đã biến giải thưởng trở thành động lực để tiếp tục “giữ lửa” và “truyền lửa” cho thế hệ học sinh tiếp theo. Em Dương Thị Thủy, dân tộc Dao, cựu học sinh Trường THPT DTNT tỉnh Yên Bái là một ví dụ.
Từ năm 2013 đến nay, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên dương các em học sinh, sinh viên (HSSV) người DTTS xuất sắc, tiêu biểu. Theo đó, nhiều đoàn viên, thanh niên người DTTS đã được tuyên dương và ghi nhận. Trước thềm Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 (Lễ Tuyên dương), Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện cùng ông Bùi Quang Huy, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xung quanh nội dung này.
Hàng ngàn học sinh ở các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam không được hưởng các chế độ chính sách do gia đình các em thuộc các thôn, xã thoát khỏi danh sách đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên do không còn hỗ trợ, hàng trăm học sinh vùng đồng bào DTTS nơi đây có nguy cơ bỏ học.
Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân vừa là nhiệm vụ, vừa là tình cảm của cán bộ Quân y Biên phòng đối với đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Với sự tận tâm trong công tác chuyên môn và thái độ phục vụ người bệnh chu đáo, Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp, bác sĩ Phạm Tất Ban, Bệnh xá trưởng Lâm trường 155 (Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 327) luôn hết lòng vì công việc, vì người bệnh, được đồng nghiệp khen ngợi, nhân dân địa phương quý mến.
Gặp lại Nguyễn Mạnh Cường (sinh năm 1995), cậu sinh viên dân tộc Sán Dìu của Học viện An ninh ngày nào, tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi tác phong đĩnh đạc, cách nói chuyện tự tin của em hôm nay. 5 năm trước, Nguyễn Mạnh Cường là một trong những gương mặt được tuyên dương tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2013 do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Với Cường, phần thưởng đó chính là động lực giúp em hoàn thiện bản thân để hôm nay em trở thành người chiến sĩ Công an nhân dân.
Tại tỉnh Điện Biên, tình hình dịch sởi đang có diễn biến phức tạp, số ca mắc bệnh tăng đột biến so với những năm trước. Từ cuối tháng 5/2018 đến nay, địa phương này đã ghi nhận hơn 800 trường hợp mắc sởi ở nhiều địa bàn trong tỉnh. Hiện, ngành Y tế tỉnh Điện Biên đang khẩn cấp triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng này.
Đã trở thành thông lệ, năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục phối hợp với Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu năm 2018. Thông qua Lễ Tuyên dương, UBDT và Bộ GD&ĐT đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS, miền núi, tạo sự lan tỏa, khích lệ tinh thần học tập của học sinh, sinh viên DTTS trên mọi miền đất nước. Trước thềm Lễ Tuyên dương năm 2018, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ xung quanh vấn đề này.
Xuất thân trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, em Lâm Văn Thanh, dân tộc Khmer, ở xã An Ninh, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đã vượt qua mọi thách thức để có được bề dày thành tích đáng nể trong học tập. Hiện, Thanh là sinh viên năm thứ 3, Khoa An ninh điều tra (Đại học An ninh nhân dân TP. Hồ Chí Minh). Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp chàng sinh viên Lâm Văn Thanh là một người nhanh nhẹn, hoạt bát và tự tin.
Chưa có nguồn nước sạch nên dù có vị trí gần với trung tâm huyện nhưng hàng nghìn hộ dân ở xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) vẫn phải dùng nguồn nước nhiễm phèn, dù biết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thời gian qua, với phương châm đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe bước đầu cho người dân ở tuyến cơ sở, ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động giao lưu, gặp gỡ người dân qua đó tạo niềm tin để người dân tin tưởng đến các trạm y tế xã khám chữa bệnh.