Đối với giáo viên vùng cao, nếu không đặt chữ tâm và nghĩa tình sâu nặng lên hàng đầu có lẽ sẽ không đủ bản lĩnh vượt qua khó khăn để đưa con chữ đến với các em học sinh. Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Phụng là một trong số đó. Cắm bản để trồng người, hết lòng với học sinh nơi xã vùng cao Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), tình cảm và tấm lòng cô Phụng được đồng bào Vân Kiều nơi đây trân trọng.
Nhiều trẻ em có thói quen xấu như thỉnh thoảng bứt tóc nhai, nhai luôn các dây thun cột tóc, dây ni-lông cột bao bì… Các bậc phụ huynh thấy con em có thói quen này nhưng không để ý nhắc nhở, hệ quả là nhiều em đã phải nhập viện cấp cứu vì tắc ruột khi nuốt dây hoặc tóc vào bụng.
Thống kê của Bệnh viện Mắt tỉnh Sơn La, toàn tỉnh hiện có khoảng 265. 000 học sinh THCS và THPT, trong đó có đến 20 % các em bị mắc các bệnh về khúc xạ như: cận thị, viễn thị, loạn thị và lệch khúc xạ... trong số này, trẻ bị cận thị đang chiếm tỷ lệ cao hơn cả.
Thời gian qua, huyện Bắc Quang được biết đến với việc đi đầu ở tỉnh Hà Giang về tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý một số cơ quan, đơn vị cấp huyện. Năm 2018, Bắc Quang tiếp tục mạnh dạn sắp xếp, sáp nhập một số đơn vị trường học trực thuộc UBND huyện.
Đồng Nai là tỉnh phát hiện số người nhiễm HIV cao, nhưng do hạn chế về nguồn lực nên nhiều người nhiễm HIV ở cộng đồng chưa được kết nối vào chương trình chăm sóc và điều trị. Vì vậy, việc mở ra các phòng khám OPC (phòng khám và điều trị ngoại trú dành cho bệnh nhân HIV/AIDS) đã góp phần mang lại hiệu quả cao trong việc khám, tư vấn và điều trị bệnh, nhiều bệnh nhân đã khỏe mạnh, hòa nhập cộng đồng.
Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Phú Yên đều thiếu bác sĩ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, nhất là việc triển khai nhiều kỹ thuật khó. Dù đã liên tục có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhưng số lượng bác sĩ về nhận công tác vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Với tâm huyết, trách nhiệm, sự mẫu mực và lòng yêu nghề, cô giáo dân tộc Nùng Triệu Thị Nhập (SN1985) luôn được đồng nghiệp, cấp trên và các thế hệ học sinh quý mến, trân trọng. Là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, gần 10 năm qua, cô Nhập đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh Trường THCS Đăk Ơ (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) đạt thành tích cao trong học tập. Đặc biệt là việc xây dựng đạo đức, nhân cách của các thế hệ học sinh, qua đó đã đóng góp tích cực vào thành tích chung của ngành Giáo dục tỉnh.
Cách trạm y tế khoảng 5km, Pa Pốm là bản duy nhất của xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên có đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm gần đây, cuộc sống người dân đã có sự đổi thay, giao thương đi lại thuận tiện. Tuy nhiên, thực trạng phụ nữ “thích” sinh con ở nhà, ngại đến cơ sở y tế từ lâu vẫn ăn sâu bám rễ vào nhiều người, rất khó thay đổi ở bản Pa Pốm.
Sáp nhập các trường học không đủ điều kiện theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra là cách làm nhằm tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc sáp nhập các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang gặp nhiều khó khăn, cần sớm khắc phục để ổn định dư luận, phục vụ tốt cho công việc dạy học.
20 năm gắn bó với mái Trường PTDTNT, THPT tỉnh Tuyên Quang, cô giáo Đặng Thị Hường đã quen thuộc với bao thế hệ học trò nơi đây. Đặc biệt, với những tiết học dạy ngoài giờ, những bữa ăn sáng miễn phí mà cô Hường, cùng nhiều thầy cô giáo trong trường hỗ trợ cho các em bằng lương của mình… càng khiến cho tình thầy trò nơi đây thêm gần gũi, ấm áp.
Trong giai đoạn 2016-2018, Liên minh châu Âu đã hỗ trợ tổ chức Aide et Action (AEA) và Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) thực hiện Dự án “Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục cho trẻ em DTTS và khó khăn”. Dự án đến nay đã phát huy hiệu quả và trở thành một mô hình hay có thể nhân rộng nhiều vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Mặc dù dịch cúm A/H5N6 đang xảy ra và lan rộng ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, rất nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Phú Yên, người dân vẫn vô tư mua bán giết mổ gia cầm. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, nguy cơ lây lan từ dịch cúm A/H5N6 là rất cao cho cộng đồng.
“Dù gặp bất cứ khó khăn nào trong cuộc sống thì các bạn học sinh, sinh viên là người DTTS, miền núi hãy luôn quyết tâm vượt qua và theo đuổi ước mơ của mình…” - Đó là lời nhắn nhủ, chia sẻ của cô sinh viên người dân tộc Dao, Đặng Thị Nghìn sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong giây phút được xướng tên tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018.
Theo thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đắk Lắk, đến 10 giờ trưa 29/11, có 73 người ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện cấp cứu nghi do ăn bánh mì.
Mặc dù là địa phương triển khai sớm việc dạy học hai buổi/ngày ở bậc tiểu học và đạt kết quả khá tốt, tuy nhiên năm học 2018-2019, tỉnh Nghệ An lại dừng kế hoạch này khiến các trường gặp khó khăn.
Thời gian qua, nhiều người dân và bệnh nhân trên địa bàn Đăk Lăk phản ánh, họ mua phải nhiều thuốc Tây, vật tư y tế, thực phẩm chức năng kém chất lượng, đặc biệt, nhiều loại thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để ngăn chặn kịp thời lượng thuốc này phát tán ra thị trường, Công an Đăk Lăk đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra truy quét, tịch thu kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Tối 25/11, Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiểu biểu năm 2018 với chủ đề “ Đường đến ước mơ” được tổ chức tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội) và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự phát biểu chỉ đạo và chia vui, động viên 166 em học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được vinh danh năm 2018.
Bước sang năm thứ 6, Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 tiếp tục vinh danh những gương mặt học sinh, sinh viên DTTS trên khắp mọi miền đất nước đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách để đạt được thành tích cao trong học tập, rèn luyện. Nhân dịp này, Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu một số gương mặt tiêu biểu được vinh danh tại Lễ Tuyên dương.
Lan tỏa, ý nghĩa, cảm xúc, nhân văn… là những gì thấy được sau 5 kỳ tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu. Nhìn lại chặng đường đã qua, cho thấy ý nghĩa lớn lao của việc biểu dương, khen thưởng nhằm tiếp thêm động lực vươn lên cho học sinh, sinh viên DTTS khắp mọi miền đất nước trên con đường lập thân, lập nghiệp, góp phần phát triển nguồn nhân lực DTTS trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
166 em học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc đại diện cho hàng nghìn học sinh, sinh viên DTTS đã vượt khó vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập sẽ hội tụ tại Nhà hát lớn Hà Nội vào tối 25/11. Những tinh hoa của sự học vùng DTTS và miền núi sẽ được vinh danh trong buổi Lễ trang trọng, với sự tham dự, động viên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng các tổ chức, cá nhân đang chung tay hỗ trợ, thúc đẩy phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi.