Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, rút kinh nghiệm từ những lỗ hổng dẫn đến tiêu cực trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, tại Kỳ thi THPT quốc gia 2019, một loạt giải pháp sẽ được thực hiện nhằm lấp lỗ hổng kỹ thuật trong các khâu từ coi thi, chấm thi...
Nhờ làm tốt công tác hướng nghiệp cùng với nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước, công tác đào tạo nghề cho thanh niên ở Quảng Ngãi bước đầu phát huy hiệu quả, số lượng học sinh miền núi chọn trường nghề gia tăng đáng kể. Đây là tín hiệu đáng mừng vì học sinh miền núi đã ý thức hơn trong việc chọn ngành nghề phù hợp để học thay vì bỏ học giữa chừng hoặc trông chờ vào chính sách cử tuyển của Nhà nước để được học đại học.
Trong số 25 thí sinh tỉnh Sơn La vừa bị các trường công an trả về địa phương, có 12 trường hợp là chiến sĩ nghĩa vụ và 13 trường hợp là học sinh phổ thông. Trong đó, có thí sinh được nâng 'khủng' tới 26,55 điểm.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố phương án tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2019, các Sở GD&ĐT trên cả nước đã gấp rút hoàn tất các công tác chuẩn bị. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền về những điểm mới đáng lưu ý của Kỳ thi để học sinh, phụ huynh và dư luận xã hội nắm bắt kịp thời, giúp học sinh yên tâm ôn tập và tự tin bước vào kỳ thi đạt kết quả cao nhất.
Nhiều năm qua, Bác sĩ Phan Văn Thành, Bệnh xá Trưởng, Bệnh xá Quân y- Đoàn KTQP 5 không chỉ quản lý, duy trì hoạt động khám chữa bệnh, làm tốt nhiệm vụ chính trị ở vùng biên giới, mà còn tích cực tổ chức tuyên truyền, tư vấn, khám chữa bệnh, san sẻ khó khăn với bệnh nhân nghèo, đồng bào DTTS của 2 nước Việt Nam-Lào thuộc vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa.
Hầu hết các xã, phường trên địa bàn tỉnh Đăk Nông đều có bệnh sốt rét lưu hành, chỉ cần chủ quan, bệnh có thể bùng phát. Đặc biệt, toàn tỉnh có trên 30 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào DTTS còn có những phong tục lạc hậu, nhận thức người dân về công tác y tế còn hạn chế và không đồng đều nên cuộc chiến chống sốt rét luôn cần phải thực hiện chặt chẽ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Không chỉ chắc tay súng bảo vệ biên cương của Tổ quốc, Trung úy Vàng Lao Lừ (1989), dân tộc Mông còn đem “cái” chữ và tình yêu thương đến với đồng bào ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Qua đó góp phần nâng cao dân trí nơi vùng cao, vùng sâu biên giới. Anh là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng được vinh danh năm 2018.
Lứa tuổi vị thành niên có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý, là giai đoạn đánh dấu bước phát triển các kỹ năng cần thiết để các em bước vào giai đoạn trưởng thành. Chính vì vậy, các em cần được quan tâm chu đáo về mọi mặt trong đó việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là một việc làm quan trọng. Tại Sơn La, hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Bạn gái tiêu biểu đã hỗ trợ đắc lực những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên trong thời gian qua.
Đó là những giáo viên cắm bản, vượt qua khó khăn gieo niềm đam mê học tập cho các em học sinh DTTS ở xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An), bằng lòng yêu nghề và tình yêu con trẻ.
Được trò chuyện cùng Tiến sĩ Trần Thanh Pôn tại nhà riêng ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận (TP. Hồ Chí Minh), khiến chúng tôi thêm cảm phục trước những việc làm, những đóng góp của ông trong sự nghiệp giáo dục và hết lòng giúp đỡ con em đồng bào DTTS.
Năm 2019, chủ trương “Những bệnh nhân điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV từ BHYT”, được xem là một trong những sự kiện y tế tiêu biểu được triển khai đồng loạt trên toàn quốc. Chủ trương này mang lại nhiều tác động tích cực trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, người nhiễm HIV và gia đình họ hiểu về tầm quan trọng, lợi ích, tính nhân văn ưu việt của chính sách BHYT trong việc điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.
Với mong muốn giúp học sinh nghèo vùng cao được mở mang kiến thức, cô H’Brông, dân tộc M’nông, giáo viên dạy Anh văn của Trường THPT Đăk Song, tỉnh Đăk Nông tự nguyện đứng ra mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí tại nhà vào ngày cuối tuần cho học trò nghèo trong xã. Lớp học ngày càng thu hút được nhiều học sinh tham gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo: Đối với Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu Trường THCS Phù Ủng, đề nghị xem xét làm quy trình xử lý cách chức, cách chức cả chi ủy nhà trường, cách chức tổng phụ trách đội; xem xét kỷ luật hội đồng kỷ luật nhà trường vì bao che, nương nhẹ.
Tình trạng học sinh bỏ học vẫn đang là bài toán nan giải ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, trong đó có xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Mặc dù chính quyền địa phương và nhà trường đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, song nhiều em vẫn không quay trở lại trường học.
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 15 trong tổng số 30 quốc gia có số người mắc lao cao và bệnh lao kháng thuốc. Chương trình phòng chống lao đã được triển khai ở nước ta từ năm 1993, với nhiều nỗ lực từ Trung ương đến địa phương, nhiều bệnh nhân lao nhờ được phát hiện sớm, điều trị kịp thời đã góp phần nâng cao chất lượng công tác phòng, chống lao.
“Người hùng của con không nhất thiết phải mạnh mẽ như supermen trong các bộ phim hoạt hình. Không cần phải cứng rắn như người sắt, chỉ cần là người có trái tim ấm áp…”. Đó là một đoạn trong bức thư phản ánh rất chân thật về cuộc sống, tình cảm của em Lò Thị Thảo, dân tộc Thái, học sinh lớp 8A, Trường THCS Quang Hiến, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) dành cho bà nội của mình. Bức thư em viết gửi tham dự cuộc thi viết thư UPU lần thứ 48, với chủ đề “Hãy viết thư cho người hùng của em”.
Mặc dù số người mắc bệnh lao phổi cao lại thiếu bác sĩ chuyên khoa nhưng tại các địa phương của tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều biện pháp linh hoạt, hiệu quả để ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh này. Đặc biệt, với các đối tượng là trẻ em, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS được kêu gọi khám sàng lọc liên tục. Từ đó phát hiện bệnh sớm, hiệu quả điều trị cao.
Năm 2014, tỉnh Đăk Nông ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án xóa mù chữ và Đề án xây dựng xã hội học tập nhằm xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu. Đến nay, đã mở hàng chục khóa học xóa mù chữ giúp hàng nghìn đồng bào DTTS biết đọc, biết viết, từ đó biết cách áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Sông Mã (Sơn La) là huyện biên giới còn nhiều khó khăn, giao thông cách trở, đời sống của đồng bào DTTS còn nhiều thiếu thốn. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, huyện Sông Mã đã nỗ lực đầu tư để xây dựng trường chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng biên.
Hàng ngàn dự án, sản phẩm sáng chế khoa học độc đáo gắn liền với thực tiễn đã được học sinh giới thiệu tranh tài tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2017-2018. Tại tỉnh Lâm Đồng có những sáng kiến của các em học sinh mang đậm dấu ấn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mở ra những định hướng phát triển trong tương lai…