Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chưa có sự thống nhất trong việc thu phí học Online

Thúy Hồng - 09:30, 11/04/2020

Để bảo đảm tiến độ học tập của học sinh trong mùa dịch Covid-19, các trường học đều có kế hoạch triển khai thực hiện dạy học Online. Một số trường dân lập đã tiến hành thu học phí dạy Online, tuy nhiên mỗi trường lại đang đưa ra một mức thu khác nhau. Vấn đề này đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của các bậc phụ huynh.

Việc thu học phí dạy Online cần phải thống nhất giữa phụ huynh và nhà trường. (Ảnh Internet)
Việc thu học phí dạy Online cần phải thống nhất giữa phụ huynh và nhà trường. (Ảnh Internet)

Mỗi trường thu một kiểu 

Từ khi học sinh phải tạm nghỉ học do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước đã áp dụng phương pháp học tập trực tuyến để giúp học sinh duy trì, củng cố kiến thức. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), từ tháng 4/2020, các trường bắt đầu triển khai dạy kiến thức mới, có công nhận kết quả học tập. Theo đó, nhiều trường học đã có chương trình, kế hoạch để dạy Online có thu phí. 

 Tại Trường THCS Lương Thế Vinh cơ sở Trung Yên (Hà Nội), việc dạy học Online theo chương trình dạy kiến thức mới được triển khai thực hiện từ đầu tháng 3, thời gian học Online giống như học tại trường. Hiện tại, Trường này đang thu học phí hỗ trợ giảng dạy Online 1 triệu đồng/tháng. 

Còn tại Trường Tiểu học và THCS Everest, Bắc Từ Liêm (Hà Nội) từ ngày 25/3, Nhà trường đã gửi thông báo đến phụ huynh về việc thu học phí dạy học Online với mức 650.000 đồng/tuần cho hệ tiểu học và 700.000 đồng/tuần cho hệ THCS. Mức thu này đã bị phụ huynh học sinh phản ứng. Đến ngày 31/3, sau khi bàn bạc với phụ huynh học sinh, nhà trường ra thông báo lần 2 với mức học phí giảm xuống 520.000 đồng/tuần với cấp THCS. Ở khối lớp 1 - 3, mức thu 400.000 đồng/tuần. Khối lớp 4 - 5, mức thu 450.000 đồng/tuần. 

Còn đối với Trường TH THCS Hồng Ngọc, quận Tân Phú (TP . Hồ Chí Minh), từ ngày 14/3, sau 1 tháng học Online thử nghiệm, Ban Giám hiệu nhà trường đã có thư ngỏ kêu gọi phụ huynh hỗ trợ học phí tháng 3 trên tinh thần tự nguyện với mức 1,6 triệu đồng với khối tiểu học; 1,8 triệu đồng với khối THCS. Đến ngày 18/3, Nhà trường đã đưa ra thông báo mức thu học phí dạy Online theo thời gian học Online, cụ thể: Tháng 2 học 2 tuần là 800.000 đồng; tháng 3 học 4 tuần là 1,6 triệu đồng. Tháng 4 - 5 nếu học Online thì mức thu là 1,6 triệu đồng/tháng và sẽ miễn giảm học phí cho học sinh khó khăn. 

Cần thống nhất giữa phụ huynh với nhà trường 

Theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, các trường giáo dục công lập sẽ không thực hiện thu học phí đối với tháng học sinh được nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh. 

Đối với các trường ngoài công lập, theo lý giải của ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD&ĐT), Bộ không thể đưa ra văn bản hướng dẫn việc thu học phí dạy Online đối với các trường tư thục là do các trường ngoài công lập là dịch vụ thỏa thuận, tùy thuộc vào các trường và phụ huynh thỏa thuận với nhau.

 Ngày 3/3 vừa qua, tập thể các cơ sở giáo dục ngoài công lập toàn quốc đã có thư gửi Thủ tưởng Chính phủ và các bộ, ban ngành có liên quan phản ánh về thực trạng này. Theo đó, hơn 150 đơn vị giáo dục tư thục cho rằng họ đã “kiệt sức” vì phải đóng cửa trường học thời gian dài do dịch bệnh, đồng thời đề xuất các phương án hỗ trợ. 

Để các cơ sở giáo dục ngoài công lập có nguồn kinh phí hoạt động cũng cần thu học phí dạy học Online, nhưng cũng cần có sự thống nhất giữa phụ huynh học sinh và nhà trường. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục cũng cần có những rà soát điều chỉnh, hướng dẫn một cách phù hợp, tránh để tình trạng mạnh ai người ấy làm, mỗi nơi thu một kiểu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

Câu chuyện thầy, cô giáo vùng cao lặn lội băng rừng vượt núi đến từng nhà để vận động học sinh DTTS đến trường không phải là chuyện hiếm. Nhưng với hàng loạt các chương trình, dự án chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi bao năm qua của Nhà nước, tưởng chừng như những khó khăn này đã phần nào giải quyết. Vậy mà, cứ đến mùa khai trường hoặc sau các dịp nghỉ hè...,các thầy cô giáo nhiều địa bàn miền núi vùng cao biên giới Thanh Hóa vẫn bắt đầu công việc với hành trình như vậy.
Tin nổi bật trang chủ
Giống mới bám rễ nơi rẻo cao

Giống mới bám rễ nơi rẻo cao

Lên huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) độ này, chúng tôi được cảm nhận niềm hứng khởi của bà con dân bản về những giống cây trồng mới được mùa, được giá mà năng suất vượt trội. Hỏi ra mới hay, bà con vừa đưa giống lúa chất lượng cao VNR20 vào thâm canh. Rồi cả cây lạc nữa – một loại cây vốn quen với đất đai, khí hậu đồng bằng, quen với nếp canh tác của người dưới xuôi cũng đã ngược núi, ngược rừng mà vươn lên xanh tốt trên đỉnh Trường Sơn.
Quan tâm bảo tồn văn hóa dân tộc Ngái

Quan tâm bảo tồn văn hóa dân tộc Ngái

Mặc dù dân số rất ít nhưng dân tộc Ngái lại cư trú ở nhiều địa phương trên cả nước. Điều này khiến nguy cơ mai một bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ngái luôn hiện hữu trong quá trình giao lưu, hội nhập.
Lào Cai: Xã thứ ba của huyện Nông thôn mới đầu tiên đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Lào Cai: Xã thứ ba của huyện Nông thôn mới đầu tiên đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Tin tức - Trọng Bảo - 29 phút trước
Ngày 2/12, xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025.
Gìn giữ, bảo tồn nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê: Đặt niềm tin ở thế hệ trẻ

Gìn giữ, bảo tồn nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê: Đặt niềm tin ở thế hệ trẻ

Bằng tất cả sự tự hào, Y Bây Kbuôr, Trưởng buôn Kmrơng prông A, xã Ea tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã giới thiệu với chúng tôi về chiêng tre (Ching Kram) một cách vô cùng thu hút: “Chiêng tre không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ nghệ thuật thể hiện sự tài hoa của chủ thể sáng tạo ra nó, mà còn chứa đựng giá trị to lớn về mặt văn hóa tinh thần của người Ê Đê”.
Trà Vinh: Chuyển biến từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc Khmer

Trà Vinh: Chuyển biến từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc Khmer

Công tác Dân tộc - Như Tâm - Lê Vũ - 1 giờ trước
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động thiết thực, thời gian qua đã làm thay đổi tích cực cách nghĩ và các hành vi ứng xử liên quan đến vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc Khmer tại Trà Vinh.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cần giải pháp đủ mạnh để phát triển tiềm năng logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần giải pháp đủ mạnh để phát triển tiềm năng logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Kinh tế - Minh Triết - 1 giờ trước
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 với chủ đề “Logistics và Chuyển đổi số vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức đã diễn ra tại thành phố Cần Thơ. Tại Điễn đàn các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long( ĐBSCL), Bộ, ngành và doanh nghiệp đã thảo luận các vấn đề những tiềm năng và hạn chế, đồng thời tìm giải pháp để phát triển logistics, khơi thông luồng hàng vùng ĐBSCL.
Đồng bào Gia Rai nâng niu giọt nước

Đồng bào Gia Rai nâng niu giọt nước

Cùng với việc giữ gìn những nghi lễ truyền thống đặc sắc như Lễ cúng nhà rông, mừng năm mới, bỏ mả… đồng bào Gia Rai còn rất chú trọng đến Lễ cúng giọt nước. Đồng bào xem đây một nghi lễ quan trọng nhằm cầu xin thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn làng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc...
Văn Lãng (Lạng Sơn): Quyết liệt triển khai Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống

Văn Lãng (Lạng Sơn): Quyết liệt triển khai Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” theo Chương trình MTQG 1719, bằng sự quan tâm sát sao của các cấp ủy, chính quyền, nhiều hộ gia đình người DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Văn Lãng đã được hỗ trợ xây dựng nhà mới, giúp Nhân dân ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển sản, xây dựng vùng biên giới ổn định, phát triển.
Bình Thuận: Đẩy mạnh công tác truyền thông Chương trình MTQG 1719

Bình Thuận: Đẩy mạnh công tác truyền thông Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Đăng Diện - 1 giờ trước
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, các sở, ban, ngành của tỉnh Bình Thuận và các địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chương trình đến người dân với nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú.
Quảng Nam: Hiệu quả từ việc phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng

Quảng Nam: Hiệu quả từ việc phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng

Công tác Dân tộc - T. Nhân- H. Trường - 1 giờ trước
Thời gian qua, các đảng viên ở miền núi Quảng Nam, đặc biệt đảng viên là già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS thực sự là “cánh tay nối dài” của các cấp chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Để làm được việc đó, họ phải là những người tiên phong, gương mẫu được mọi người nể trọng.