Là dân tộc có dân số ít nhất cả nước, những năm qua, dân tộc Ơ Đu đã được thụ hưởng nhiều chính sách để phát triển kinh tế - xã hội; khôi phục, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Nhưng để bảo vệ, phát triển dân tộc Ơ Đu thì vẫn cần một cách làm mới.
Tiểu dự án 1 - Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG 1719 sẽ tập trung đầu tư, hỗ trợ nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù. Để các chính sách trong Tiểu dự án đạt mục tiêu đề ra, tránh chồng chéo trong quá trình triển khai thì việc xác định địa bàn triển khai có ý nghĩa then chốt.
Đời sống được nâng lên một bước; bản sắc văn hóa được gìn giữ, phát huy… là hiệu quả của các chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Pà Thẻn trong những năm qua. Thời gian tới, việc nâng cao năng lực sản xuất, trình độ của lực lượng lao động để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giải pháp đột phá để giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Pà Thẻn.
Cư trú tập trung thành cộng đồng ở những thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu, đồng bào dân tộc Cống đã được thụ hưởng các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho toàn vùng và các chính sách đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, để nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc Cống thì vẫn còn nhiều rào cản cần được quan tâm tháo gỡ.
Pu Péo là một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người của nước ta, chủ yếu cư trú tại Hà Giang. Bên cạnh điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn thì trong những năm qua, dân tộc Pu Péo không có nhiều biến động về gia tăng dân số tự nhiên.
Hiện nay nhiều địa phương đã phê duyệt danh sách thôn bản để triển khai nội dung đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719. Các dự án hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) được đầu tư xây dựng sẽ là động lực để thúc đẩy giải quyết các vấn đề cấp thiết ở vùng đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù.
Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, La Ha là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025. Hiện đời sống của đồng bào dân tộc La Ha đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn cần được ưu tiên giải quyết để phát triển bền vững.
Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Trong các dân tộc có khó khăn đặc thù, thì dân tộc Chứt hiện có tỷ lệ nghèo cao nhất; địa bàn sinh sống của đồng bào Chứt là “lõi” của vùng nghèo cả nước. Không chỉ về thu nhập, mà đồng bào dân tộc Chứt còn thiếu hụt nhiều chỉ số tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Vì vậy, việc bố trí nguồn lực tập trung xóa nghèo ở vùng đồng bào Chứt cần được ưu tiên thực hiện.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 tiến hành điều tra toàn bộ những hộ thuộc nhóm các dân tộc có dân số dưới 10.000 người. Dữ liệu của cuộc điều tra có giá trị tham chiếu quan trọng để xây dựng bộ tiêu chí khoa học, xác định các DTTS có khó khăn đặc thù cho giai đoạn 2026 – 2030.
Điều kiện kinh tế dù còn khó khăn, nhiều vấn đề xã hội bức thiết cần được giải quyết, nhưng đại đa số đồng bào dân tộc Lự hiện đang cư trú tại những địa bàn đã “về đích” nông thôn mới. Chiếu theo quy định hiện hành, đồng bào dân tộc Lự khó tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các dân tộc có khó khăn đặc thù.
Từ năm 2019 đến nay, dân số của đồng bào dân tộc Mảng đã có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo cao, các điều kiện sinh hoạt cơ bản còn thiếu thốn cùng với một số hủ tục còn tồn tại khiến mục tiêu nâng cao chất lượng dân số của dân tộc Mảng gặp rất nhiều khó khăn.
So với mức bình quân 53 DTTS nói chung, với 14 dân tộc có khó khăn đặc thù nói riêng, đồng bào dân tộc Bố Y sinh sống tập trung thành cộng động ở các địa phương không thiếu hụt nhiều dịch vụ xã hội cơ bản, tỷ lệ nghèo cũng không quá cao. Vậy, ngoài tiêu chí dân số ít, một trong những khó khăn cho sự phát triển đột phá của dân tộc Bố Y hiện nay là, đại đa số lao động (LĐ) chủ yếu làm “Nghề đơn giản”; tỷ lệ LĐ qua đào tạo, nhất là trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn khá thấp.
Những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo phát triển đời sống đồng bào các DTTS, đặc biệt là đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù. Mới đây nhất, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã thiết kế riêng một dự án (Dự án 9) “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”. Để hiểu hơn về các chính sách dành cho nhóm dân tộc này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (DTTS) về vấn đề này.
Nghị định số 57/2017/NĐ – CP là một trong các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi, đối tượng thụ hưởng là trẻ em, học sinh (HS), sinh viên (SV) thuộc các dân tộc rất ít người. Nhưng chính sách ưu tiên tại Nghị định so với các chính sách khác ít nhiều tạo ra sự so sánh trong cộng đồng các dân tộc. Để phát triển toàn vùng đồng bào DTTS và miền núi thì việc hướng tới hỗ trợ giáo dục theo vòng đời là giải pháp căn cơ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có dân tộc Bố Y thuộc nhóm dân tộc rất ít người. Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế - xã hội dân tộc Bố Y đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, dân tộc Bố Y đang còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. HIện nay, Lào Cai đang tích cực triển khai các bước thực hiện Dự án 9 về đầu tư, phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn thuộc Chương trình MTQG 1719. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bảo, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai về tình hình đời sống, những chính sách dân tộc đã và đang tiếp tục đầu tư nhằm tiếp tục phát triển toàn diện dân tộc Bố Y.
Việc xác định các tiêu chí để nhận diện khó khăn đặc thù của các DTTS rất ít người là cơ sở quan trọng để thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ trong Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), từ đó giải quyết triệt để những vấn đề cấp bách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nguồn lực để triển khai các chính sách đối với các DTTS có khó khăn đặc thù không phát sinh thêm do đã có trong các Quyết định trước đó của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài được hỗ trợ học tập thì học sinh (HS), sinh viên (SV) thuộc các DTTS rất ít người được ưu tiên tuyển thẳng vào hệ thống các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, chính sách ưu tiên này không chỉ gây khó khăn cho một số trường chuyên biệt, mà còn khiến các cơ sở giáo dục đại học lo ngại về chất lượng đầu vào.
Phần lớn dân số của các DTTS có khó khăn đặc thù tham gia lực lượng lao động từ khi còn rất trẻ, nhưng hầu hết chưa qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nên chủ yếu làm việc giản đơn, ở khu vực nông thôn. Đây là rào cản trong việc chuyển giao - tiếp nhận các mô hình sản xuất mới ở cộng đồng các dân tộc có dân số dưới 10.000 người.
Sau hơn 5 năm thực hiện, các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 đã khẳng định tính nhân văn, ưu việt và là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các DTTS rất ít người. Để phù hợp hơn với lĩnh vực công tác dân tộc trong tình hình mới, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, trước mắt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg thì cần thiết phải có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP.