Chiều 28/12, tham luận tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố đã đề xuất Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chính sách bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng; sửa đổi, bổ sung chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp...
Thủ tướng Chính phủ đề nghị cả nước triển khai phong trào mới: Mỗi xã, phường, mỗi thôn bản xây dựng “mô hình giảm nghèo tiêu biểu” phù hợp với địa phương mình với cách làm sáng tạo hơn nữa. Các địa phương khá hơn nhận hỗ trợ các huyện nghèo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; cấp ủy phân công đảng viên tham gia hỗ trợ người nghèo.
Với việc phát triển các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã thúc đẩy sản xuất sản phẩm nông nghiệp ở khu vực nông thôn miền núi ngày một phát triển bền vững, góp phần hình thành và phát triển chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu. Mô hình kinh tế tập thể đã giúp người nông dân tránh được tình trạng “được mùa, mất giá”, tìm được đầu ra cho sản phẩm, thu nhập ổn định để vươn lên thoát nghèo.
Ngày 26/12 tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), bà Lương Thị Việt Yến, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (DTTS) đã gặp mặt các em học sinh DTTS có thành tích tiêu biểu, xuất sắc đến từ các Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Bắc Giang. Đoàn gồm 310 em học sinh do ông Chu Quý Minh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang làm Trưởng Đoàn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các chỉ số đáng quan ngại trong “bức tranh” thực trạng dân số của 16 dân tộc thiểu số rất ít người. Trong đó có thể kể đến các chỉ số như: tuổi thọ trung bình thấp hơn 3- 4 năm so với kết quả chung của cả nước; tầm vóc thể lực (chiều cao, cân nặng trung bình) thấp so với các dân tộc khác; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức cao (29,2%), đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân.
Sáng 25/12, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã chủ trì phiên họp Thông qua dự thảo Báo cáo tổng kết Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam lần thứ II năm 2020. Tham dự phiên họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Hoàng Thị Hạnh; cùng các đồng chí trong các Tiểu ban phục vụ Đại hội, Lãnh đạo một số vụ, đơn vị của UBDT.
Sáng 25/12, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 15-7-2016 của UBND thành phố về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020”; tổng kết công tác dân tộc năm 2020.
Đây là thông tin được đề cập đến trong báo cáo tổng kết công tác dân tộc năm 2020 của Ban Dân tộc TP. Hà Nội ban hành ngày 25/12.
Yên Bái là tỉnh miền núi, có 30 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, đồng bào DTTS chiếm trên 55%. Trong những năm qua, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đồng lòng, đoàn kết sát cánh cùng với Đảng bộ, chính quyền xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Một trong những nhân tố tạo nên mối đoàn kết và là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với người dân là đội ngũ những Người có uy tín trong cộng đồng vùng đồng bào DTTS, họ cũng là hạt nhân trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Là tỉnh vùng cao biên giới, với trên 66% dân số là đồng bào DTTS, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng công tác dân vận trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung, vùng DTTS nói riêng. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn vùng cao đã có những chuyển biến rõ rệt, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện.
Trong những năm qua, tỉnh Đăk Lăk đã chú trọng triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống bằng các hoạt động tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông,... để nâng cao nhận thức người dân. Các hoạt động bước đầu đã mang lại hiệu ứng tích cực.
Bài toán khó khăn về đất sản xuất cho đồng bào DTTS đã diễn ra từ nhiều năm, nhưng do quỹ đất không còn nên đến nay, vẫn chưa có giải pháp căn cơ để tháo gỡ vướng mắc. Trong khi đó, tình trạng bán đất sản xuất trong vùng đồng bào DTTS vẫn thường xuyên xảy ra. Do vậy để ổn định cuộc sống cho đồng bào trước mắt cần ngăn chặn tình trạng này và tính kế chuyển đổi nghề, tạo sinh kế phù hợp cho người dân.
Những năm qua, thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn vùng DTTS đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc xây dựng NTM tại những xã khó khăn, vùng đồng bào DTTS vẫn còn nhiều trở ngại. Do đó, để triển khai xây dựng NTM tại các xã đặc biệt khó khăn thì cần những cách làm sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng, miền.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất (thuộc Chương trình 135), bằng nhiều giải pháp đồng bộ, tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư trên 303 tỉ đồng, giúp gần 259 ngàn hộ nghèo và cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, góp phần đưa tốc độ giảm nghèo bình quân đạt 3,61%/năm.
Kết hôn sớm, nhiều chàng trai, cô gái ở tuổi mười tám đôi mươi đã làm cha mẹ của đàn con nhỏ. Sinh con sớm, sinh dày, đông con khiến những cuộc sống của họ cứ mãi miết bơi trong cái vòng luẩn quẩn đông con, thất học, đói nghèo....
Những năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 135, các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã từng bước hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng, diện mạo xã nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. Đặc biệt, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng sống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn.
Ngày 17/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Quốc Tuấn đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Đồng Nai. Đoàn gồm 45 đại biểu, đại diện cho 213 Người có uy tín của tỉnh Đồng Nai, do ông Nguyễn Văn Khang, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Sáng 17/12, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do đồng chí Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT làm Trưởng đoàn đã làm việc với huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) về kết quả thực hiện Chương trình 135; Quyết định số 1672/QĐ-TTg; Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn lực đầu tư thực hiện chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS theo các quyết định của Chính phủ không nhỏ, nhưng khi đi vào thực tế việc cấp đất cho dân lại không hiệu quả, khó triển khai và nhiều vướng mắc. Tính đến nay, đã gần 20 năm triển khai các quyết định cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo, nhưng tình trạng thiếu đất sản xuất vẫn tồn tại dai dẳng …
Ngày 16/12, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (DTTS) đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Thái Nguyên nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội. Đoàn gồm 33 Người có uy tín do ông Hoàng Văn Chính, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên làm Trưởng đoàn.