Như cây cổ thụ tạo điểm tựa vững chắc cho buôn làng, ông Chá Văn Cụa, dân tộc Mông Người có uy tín ở Thanh Hóa và già làng Hồ Văn Ing, người Pa Cô ở Quảng Trị đang tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của Người có uy tín, góp sức cùng với các cấp chính quyền “dẫn dắt” người dân nơi biên giới giữ gìn bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc và xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển…
Đoàn kết và đại đoàn kết là tư tưởng lớn, có tầm chiến lược trong đường lối và phương pháp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đó là tâm nguyện, ý chí của hơn 14,2 triệu đồng bào các DTTS Việt Nam, được Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến thay mặt đồng bào gửi đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng trong bài phát biểu tham luận vào chiều 27/1/2021: “Đồng bào các DTTS nguyện đoàn kết một lòng, 54 dân tộc anh em như cây một cội, như con một nhà, một lòng sắt son theo Đảng, cùng nhau thống nhất ý chí và hành động, vun đắp tinh thần đại đoàn kết trường tồn, nở hoa, kết trái, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển hùng cường, phồn thịnh, hạnh phúc”.
Phát huy truyền thống trên quê hương cách mạng, xã Kim Bình (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) hôm nay vững bước trên con đường đổi mới, cuộc sống của đồng bào các dân tộc ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Hơn nửa thế kỷ, Bác Hồ kính yêu đã đi xa, thế nhưng trong trái tim của hàng vạn đồng bào Cơ Tu, Gié Triêng, Co, Xơ Đăng vùng cao tỉnh Quảng Nam, Bác luôn sống mãi. Nhớ ơn Bác, khắc ghi lời Bác dặn dò, những người mang họ Hồ tại các bản làng vùng cao Quảng Nam luôn duy trì nhiều việc làm, hành động ý nghĩa, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới.
Những năm qua, phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư hỗ trợcủa Đảng và Nhà nước, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Bình đã đồng lòng, nỗ lực vươn lên xóa đói giảm nghèo,hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước.
Từ nguồn vốn Chương trình 135, trong 2 năm 2019 - 2020, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) đã triển khai có hiệu quả hợp phần hỗ trợ sản xuất. Nhờ đó, đời sống đồng bào DTTS từng bước cải thiện, kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo vừa ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giai đoạn 2021-2030
Ngày 27/1/2021, Tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, Ban Dân tộc tỉnh An Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2020, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2021.
Năm năm qua, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là Chương trình 135 (CT135), Nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã nỗ lực, quyết tâm vươn lên thoát nghèo.
Ngày 22/1/2020, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết Công tác dân tộc năm 2020, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2021.
Chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với 39% dân số là đồng bào DTTS, các địa phương miền Tây Nghệ An đang ngày càng chuyển mình mạnh mẽ. Từ những chủ trương chính sách “sát sườn” của Đảng và Nhà nước đầu tư hỗ trợ, đời sống đồng bào ngày càng khởi sắc...
Năm năm qua, từ nguồn hỗ trợ của Chương trình 135, nhiều hộ đồng bào DTTS ở Tuyên Quang đã có thêm tư liệu sản xuất, nâng cao đời sống. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 27% năm 2016 xuống còn 9,03% năm 2020, bình quân giảm 3,76%/ năm, đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Những năm qua, thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng về công tác dân tộc, một hệ thống chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được ban hành và triển khai thực hiện. Nhờ vậy, vùng đồng bào DTTS và miền núi của nước ta đã có sự chuyển mình, phát triển mạnh mẽ.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Hợp phần đầu tư hạ tầng cơ sở (Chương trình 135), với trên 417 tỉ đồng, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư 758 công trình hạ tầng. Nhờ đó, diện mạo các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK ở tỉnh Bắc Kạn có nhiều chuyển biến đáng kể, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo chung của tỉnh.
Ngay sau khi tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thành công, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị và Nhân dân huyện Cẩm Thủy đã nhanh chóng triển khai kế hoạch đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống. Từ huyện đến cơ sở, Nghị quyết được hiện thực hóa cụ thể bằng các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi trên khắp các thôn bản.
Thời gian qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Việc thực hiện Đề án 79 đã cơ bản sắp xếp ổn định dân cư cho đồng bào nơi đây. Nhưng cuối giai đoạn nước rút thực hiện đề án, việc ổn định cuộc sống của các hộ dân tại nhiều bản tái định cư vẫn bộn bề khó khăn; đặc biệt khi triển khai các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân .
Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo Triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy Đăk Lăk tổ chức ngày 13/1 tại Đăk Lăk; ngoài thảo luận, bàn giải pháp triển khai thưc hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến nội dung bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Sau trận lũ lịch sử năm 2018, hàng trăm hộ dân của huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã chịu thiệt hại nặng nề về người, mất nhà cửa, tài sản. Thời gian qua, chính quyền các cấp đã nhanh chóng vào cuộc, xây dựng các khu tái định cư để người dân ổn định cuộc sống. Đến nay, về cơ bản, bà con đã có nhà cửa kiên cố, song lại thiếu kế sinh nhai do không có đất sản xuất.