Sáng 15/12, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Điện Biên về kết quả thực hiện Chương trình 135; Quyết định số 1672/QĐ-TTg; Quyết định số 2086/QĐ-TT, trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Làm việc với Đoàn công tác có ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc và một số sở ngành... tỉnh Điện Biên.
Nhiều năm qua, với vai trò Người có uy tín làng Krêl, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ (Gia Lai), ông Rơ Mah Chel, dân tộc Jrai, luôn đi đầu trong các phong trào hoạt động của thôn, làng; là "cầu nối" của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chinh sách, pháp luật của Nhà nước.
Đăk Lăk 48 thành phần dân tộc chiếm 35,7% dân số, cư trú ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Hiện nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong vùng đồng bào DTTS. Để giảm thiểu tiến tới đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống theo Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” của Thủ tướng chính phủ giai đoạn 2015 - 2020, Ban Dân tộc tỉnh Đăk Lăk đã tích cực phối hợp với các cấp chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức.
Sau 3 năm triển khai thực hiện, “Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025" theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để Đề án tiếp tục đạt mục tiêu, hiệu quả đặt ra, vẫn còn không ít tồn tại, vướng mắc cần phải tháo gỡ.
Với phương châm gần dân để hiểu dân hơn, thời gian qua, Huyện ủy Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã đẩy mạnh việc phân đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ gia đình, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Việc làm này đã tạo mối quan hệ gần gũi, gắn kết, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của quần chúng Nhân dân, kịp thời kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ người dân.
Tình trạng tảo hôn, sinh đông con ở các thôn, buôn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã diễn ra nhiều năm nay, và vẫn chưa có hồi kết. Bởi người dân vẫn chưa thay đổi được quan niệm lạc hậu, sợ ế và tử tưởng “trời sinh voi, trời sinh cỏ”.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo đến đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ cùng với huy động nhiều nguồn lực đầu tư đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội khu vực này.
Tỉnh Kon Tum hiện có hai DTTS rất ít người là Rơ Măm và Brâu. Những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đời sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm và Brâu từng bước được nâng cao, số hộ nghèo dần giảm xuống, qua đó góp phần xây dựng thôn, làng ngày càng phát triển.
Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn TP. Hà Nội luôn thể hiện vai trò nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở, góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới, bảo đảm an ninh trật tự, vận động đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo...
Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ đất sản xuất để giúp đồng bào DTTS nói chung và đồng bào DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng có đất canh tác, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa không có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất vẫn còn tồn tại khá nhiều. Đặc biệt, điệp khúc có đất rồi lại mất đất đang lặp đi lặp lại như chưa có hồi kết.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn vốn của Chương trình 135, đã có trên 17 ngàn lượt người trên địa bàn tỉnh được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực. Được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, đội ngũ cán bộ cơ sở ở Lào Cai đã và đang phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS vươn lên, vận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để thoát nghèo.
Ngày 8/12/2020, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã chủ trì cuộc họp với các Tiểu ban về chuẩn bị tổng kết công tác tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam lần thứ II năm 2020 (viết tắt là Đại hội). Tham dự buổi họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông; lãnh đạo các Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD& ÐT), chất lượng giáo dục trong toàn quốc đã có bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là ở vùng DTTS và miền núi.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình 135 (CT135), giai đoạn 2016-2020, kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều thay đổi tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 29,40% (năm 2016) xuống còn 19,57% (năm 2020), giảm bình quân 2,5%/năm.
Những năm qua, tỉnh Đăk Lăk luôn chú trọng đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số (DTTS) giúp nhiều người có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, ở một số địa phương việc đào tạo nghề cho đồng bào DTTS chưa phù hợp với thực tế nên không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II vừa khép lại nhưng dư âm của Đại hội vẫn lắng đọng trong trái tim, tâm khảm của tất cả 1592 đại biểu ưu tú là những “bông hoa ngát hương” trong vườn hoa rực rỡ sắc màu của 54 dân tộc Việt Nam. Những cảm xúc, niềm vinh dự, tự hào, sự kỳ vọng và cả những suy nghĩ, trăn trở về trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng dân tộc mình, với quê hương, đất nước mình… đã được các đại biểu chia sẻ tâm huyết tại Đại hội. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại những cảm nhận của một số đại biểu tại Đại hội.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 mang dấu ấn lịch sử, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực công tác dân tộc, mở ra một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn cho trên 14 triệu đồng bào DTTS trong cả nước. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của các đồng chí là Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo địa phương, cán bộ làm công tác dân tộc… biểu lộ niềm phấn khởi, tin tưởng và thể hiện vai trò trách nhiệm của cá nhân, tập thể nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình.
Ngày 4/12/2020, Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020 đã diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II đã thông qua Quyết tâm thư của Đại hội. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng toàn văn Quyết tâm thư!
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đồng bào các dân tộc Việt Nam. Tình cảm và tấm lòng của Người có sức động viên to lớn đối với đồng bào. Thân thiết, gần gũi với dân và một lòng tin yêu dân là nét đặc trưng nổi bật, nhất quán của phong cách Hồ Chí Minh. Những chỉ dẫn ân cần, sâu sắc của người về Đoàn kết - Yêu nước, về Độc lập - Tự do cho đến nay và mãi mãi về sau vẫn còn nguyên giá trị.Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh Bác Hồ với đồng bào các dân tộc.
Với việc giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo (bình quân hàng năm giảm hơn 3% so với Nghị quyết Đại hội XV giao là 2%) đã đưa Bạc Liêu trở thành một trong những tỉnh thực hiện tốt công tác giảm nghèo của khu vực và cả nước. Với mục tiêu chống tái nghèo và xóa nghèo bền vững, Bạc Liêu đang hướng đến xóa trắng hộ nghèo trong thời gian tới.