Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tầm nhìn mới cho công tác dân tộc: Xây dựng chính sách trên nền tư duy mới (Bài cuối)

Sỹ Hào - 17:04, 22/07/2021

Chiến lược công tác dân tộc trong giai đoạn mới sẽ được thiết kế gắn với phương hướng, nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; với tầm nhìn dài hơi, hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Nhưng với xuất phát điểm còn thấp so với bình quân chung cả nước, thì để thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất thiết phải có cách tiếp cận riêng, nhất là ở khâu xây dựng chính sách đầu tư, hỗ trợ.

Đời sống của đồng bào DTTS hiện còn rất khó khăn (Ảnh TL)
Đời sống của đồng bào DTTS hiện còn rất khó khăn (Ảnh TL)

Đặt mục tiêu phải sát thực tế

Triển khai Nghị định 05/2011/NĐ-CP về Công tác dân tộc, ngày 12/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 449/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc (CLCTDT) đến năm 2020. Trong Chương trình hành động thực hiện CLCTDT có 57 đề án được giao cho 14 bộ, ngành chịu trách nhiệm thực hiện.

Theo Báo cáo số 732/BC-UBDT ngày 10/6/2021 của Ủy ban Dân tộc về tổng kết CLCTDT đến năm 2020 (BC 732), trong 57 đề án, thì các bộ ngành đã hoàn thành 40 đề án; có 2 đề án lồng ghép vào chính sách đặc thù cho vùng DTTS và miền núi. 

Đáng chú ý là có 15 đề án trong CLCTDT được đề nghị không thực hiện mà để tích hợp, lồng ghép vào chính sách chung của bộ, ngành. Đây là một trong những thiếu sót đáng suy ngẫm khi thực hiện CLCTDT từ khi có Nghị định 05/2011/NĐ-CP.

Thực hiện CLCTDT đến năm 2020, Bộ Nội vụ được giao xây dựng Đề án "Chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ về công tác ở địa bàn ĐBKK" nhưng đề nghị tích hợp vào các chính sách chung của ngành. Do đó, đến nay, chính sách đối với cán bộ về công tác ở địa bàn ĐBKK vẫn còn nhiều bất cập trên thực tế; như Dự án thí điểm chọn 600 tri thức trẻ về công tác ở các huyện nghèo, Dự án 500 trí thức trẻ về công tác tại 500 xã ĐBKK,...

Như kỳ báo trước đã phản ánh, thực hiện CLCTDT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) được giao xây dựng “Chính sách dạy nghề chuyên biệt và giải quyết việc làm cho con em người DTTS đến năm 2020”. 

Nhưng Bộ này đề nghị không thực hiện, mà tích hợp vào chính sách dạy nghề chung của ngành là Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 17/11/2009 (gọi tắt là Đề án 1956).

Những hạn chế đã được chỉ ra trong việc đào tạo nghề cho lao động người DTTS những năm qua, một phần do sự “tích hợp” này. Theo BC 732, giai đoạn 2011 – 2016, có khoảng 690 nghìn lao động người DTTS được đào tạo nghề theo Đề án 1956; giai đoạn 2016 – 2020 là trên 800 nghìn người; nhưng trong đó khoảng 412 nghìn người là đào tạo trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng.

Còn với giải quyết việc làm, chính sách hỗ trợ lao động người DTTS đi làm việc ở nước ngoài được xem là định hướng quan trọng; nhưng kết quả thực hiện cũng không mấy khả quan. 

Theo BC 732, giai đoạn 2009 – 2015, có 15.600 lượt người thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ đào tạo để xuất khẩu lao động, nhưng chỉ có gần 6.200 lượt người đã đi làm việc tại các thị trường nước ngoài. Còn giai đoạn 2016 – 2019, trong 4.620 lao động được hỗ trợ để di làm việc ở nước ngoài thì chỉ có 2.117 lao động xuất cảnh.

Tương tự Bộ LĐTB&XH, thực hiện CLCTDT, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được giao xây dựng “Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình dạy nghề, phát triển ngành nghề truyền thống phù hợp, nâng cao thu nhập cho phụ nữ DTTS”. Nhưng đề án này cũng không thể thực hiện do chỉ tiêu, đối tượng thụ hưởng lại trùng với Đề án 1956 của Bộ LĐTB&XH.

Khả quan hơn là việc xây dựng Đề án: “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ số thanh niên DTTS đang tại ngũ cho các DTTS dưới 10.000 người, cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, khu vực biên giới” do Bộ Quốc phòng chủ trì. Đáng tiếc, dù đề án đã hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ năm 2016, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa phê duyệt.

Tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu

Trước yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, dự kiến CLCTDT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra những mục tiêu rất rõ ràng. Đáng chú ý là, cùng với mục tiêu giảm địa bàn ĐBKK, thì CLCTDT (dự kiến) phấn đấu đến năm 2030, thu nhập bình quân người DTTS đạt khoảng 4.000 – 4.500 USD/người/năm (dự kiến thu nhập bình quân đầu người cả nước đến năm 2030 là 7.000 – 8.000 USD).

Vị chi, dự kiến đến năm 2030, thu nhập của người DTTS sẽ bằng ½ thu nhập bình quân cả nước. Còn tại thời điểm này, theo BC 732, thu nhập bình quân của người DTTS mới chỉ bằng 0,3 lần so với thu nhập bình quân chung cả nước.

Việc làm, thu nhập cho đồng bào DTTS là bài toán cần được giải bằng những chính sách hỗ trợ trúng (Ảnh minh họa)
Việc làm, thu nhập cho đồng bào DTTS là bài toán cần được giải bằng những chính sách hỗ trợ trúng (Ảnh minh họa)

Phải khẳng định, hiện nay, vùng lõi nghèo, chậm phát triển của cả nước chính là vùng DTTS và miền núi. Vì vậy, nếu vùng DTTS và miền núi phát triển thì sẽ góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện mục tiêu chung của quốc gia. 

Thiếu vốn thực hiện là một trong những nguyên nhân khiến các chính sách chưa đạt mục tiêu. Theo BC 732, vốn bố trí thực hiện các chương trình, dự án chưa thể hiện được tính ưu tiên đối với vùng DTTS và miền núi. Riêng với các chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý, nguồn lực bố trí thường chỉ đáp ứng khoảng 40 - 60% kế hoạch.

Để đạt được mục tiêu này, thì việc khắc phục những hạn chế trong xây dựng, thực thi các chính sách đầu tư, hỗ trợ trong thời gian qua cần được các cấp, ngành liên quan thực sự chú trọng, trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Với riêng Ủy ban Dân tộc, mới đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã ký ban hành Chương trình hành động của Ủy ban Dân tộc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII. 14 nhiệm vụ trong tâm trong Chương trình hành động cụ thể hóa quan điểm, đường lối, định hướng và nội dung liên quan của Nghị quyết Đại hội XIII thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Dân tộc, phù hợp tình hình trong nước và quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình hành động của Ủy ban Dân tộc là, tập trung phối hợp với các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, địa phương trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu, là yếu tố then chốt để hướng đến mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm trên 3% để đến năm 2030 còn dưới 10% theo chuẩn nghèo đa chiều hiện nay.

(Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo... trên các lĩnh vực tham gia tham luận.
Tin nổi bật trang chủ
Giới trẻ Việt tại Mỹ kỳ vọng vào chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước

Giới trẻ Việt tại Mỹ kỳ vọng vào chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm không chỉ góp phần nâng cao vị thế vững chắc của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế mà còn mở rộng các cơ hội hợp tác song phương và đa phương.
Chung tay tái thiết tương lai cho bà con các tỉnh phía Bắc

Chung tay tái thiết tương lai cho bà con các tỉnh phía Bắc

Xã hội - Khánh Thư - 2 phút trước
Theo dự kiến, Chương trình thiện nguyện Mái ấm K26HLU do các sinh viên Khóa K26 - Trường Đại học Luật Hà Nội phát động, sẽ tài trợ kinh phí xây dựng ít nhất 03 căn nhà với tổng mức đầu tư khoảng 100 triệu đồng/căn, nhằm chung tay khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 - Yagi gây ra, tái thiết tương lai cho bà con các tỉnh phía Bắc.
Khởi công tái thiết khu dân cư Kho Vàng

Khởi công tái thiết khu dân cư Kho Vàng

Thời sự - Trọng Bảo - 8 phút trước
Sáng ngày 21/9, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức Khởi công tái thiết khu dân cư Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà.
Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở đất, đá tại các khu dân cư

Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở đất, đá tại các khu dân cư

Trang địa phương - Minh Nhật - 12 phút trước
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa ra Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở đất, đá tại 2 khu vực: xóm Rài, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn, và xóm Rằng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc.
Dự báo mới nhất: Miền Bắc đón không khí lạnh, cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm

Dự báo mới nhất: Miền Bắc đón không khí lạnh, cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Không khí lạnh bắt đầu tràn về, từ chiều tối nay (21/9), miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ, Nam Trung Bộ mưa rải rác vào chiều tối và tối.
Những thiệt hại đầu tiên do hoàn lưu bão số 4 gây ra ở Nghệ An

Những thiệt hại đầu tiên do hoàn lưu bão số 4 gây ra ở Nghệ An

Tin tức - An Yên - 11 giờ trước
Mưa lớn nhiều ngày do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 đã khiến cho nhiều vùng đất ở Nghệ An ngập úng cục bộ. Khu vực miền núi đã xuất hiện sạt lở. Đáng chú ý, đã có thiệt hại về người và tài sản vì mưa lũ.
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân phát huy truyền thống yêu nước, tạo bước phát triển đột phá, nhanh và bền vững

Các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân phát huy truyền thống yêu nước, tạo bước phát triển đột phá, nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 21/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, làm việc tại Hoa Kỳ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, làm việc tại Hoa Kỳ và thăm Cuba

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Ngày 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó, thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.
Thông điệp cùng hành động, kiến tạo tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững

Thông điệp cùng hành động, kiến tạo tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hôm nay bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.
Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Thời sự - Hà Anh - 21 giờ trước
Trận lũ quét và sạt lở đất lịch sử xảy ra vào đêm mùng 8, rạng sáng ngày mùng 9/9 đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Theo ghi nhận, toàn thôn Đồng Tâm có 86 hộ thì 37 hộ bị ảnh hưởng, thiệt hại, trong đó có 7 hộ dân bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, chuồng trại, tài sản... Đến thời điểm hiện tại, khung cảnh hiện trường vẫn tan hoang, đổ nát. Những hộ dân mất nhà thì đang phải ở tạm tại điểm trường tiểu học của xã.
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Media - BDT - 20:00, 20/09/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.