Còn thiếu cơ chế, cơ sở pháp lý, đang là những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) tại Nghệ An có tỷ lệ giải ngân thấp và chậm. Nhận diện khó khăn, vướng mắc, tỉnh Nghệ An đã đề xuất, đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân đưa nguồn vốn sớm đến được với đối tượng được thụ hưởng.
Công tác Dân tộc -
Đ/c Hoàng Anh - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Dân tộc tỉnh -
07:15, 20/11/2024 Trong những năm qua, bám sát các chỉ đạo từ Trung ương, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước xây dựng vùng đồng bào DTTS ngày càng khang trang, hiện đại.
Xác định rõ vai trò quan trọng của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, những năm qua, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang luôn chú trọng thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho Người có uy tín nhằm khuyến khích, động viên kịp thời đội ngũ phát huy vai trò nơi cơ sở.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ III năm 2019, trong 5 năm qua, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Qua đó, thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu, giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn dự kiến để triển khai đã thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 1.157,751 tỷ đồng, đồng thời mở rộng các chính sách và mức thụ hưởng chính sách giảm nghèo. Từ năm 2021 đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 957,834 tỷ đồng, đạt 82,7% nguồn vốn dự kiến thực hiện, giai đoạn 2021-2025.
Xã hội -
An Yên -
10:38, 06/11/2024 Một trong những nội dung được thiết kế trong Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, là tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản. Đây chính là diễn đàn quan trọng để người phụ nữ vùng đồng bào DTTS được lên tiếng, được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của bản thân về cuộc sống gia đình, xã hội…, qua đó, các cấp, các ngành có những giải pháp giúp đỡ, tổ chức hiệu quả các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới.
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) luôn quan tâm thực hiện chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc triển khai đồng bộ các chính sách. Nhờ đó, đời sống của người nghèo được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm.
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) là chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc nên được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, luôn đề cao trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. Xác định được ý nghĩa quan trọng này, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều việc làm thiết thực giúp đỡ người dân nghèo, người cận nghèo có sổ BHXH, thẻ BHYT, giảm gánh nặng kinh tế trong gia đình.
Tại các bản làng vùng DTTS và miền núi, Người có uy tín tựa như những “cây đại thụ” che bóng mát cho bà con. Người có uy tín có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín là chủ trương đúng đắn, là sự cụ thể hoá đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS nói chung và Người có uy tín nói riêng.
Thời sự -
Sỹ Hào -
13:24, 29/10/2024 Từ ngày 01/12/2024, Nghị định số 127/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc có hiệu lực thi hành. Nghị định số 127/2024/NĐ-CP đã bổ sung thêm cơ chế đãi ngộ đối với Người có uy tín và một số đơn vị, cá nhân là người DTTS, qua đó từng bước luật hóa chính sách tôn vinh điển hình trong đồng bào DTTS.
Những năm qua, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, chính sách dân tộc (CSDT) đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi tỉnh Bắc Kạn. Sự tham gia tích cực, chủ động của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh vào quá trình thực hiện cũng là một yếu tố quan trọng, góp phần tăng hiệu quả của các chương trình, dự án.
Với nhiều chính sách thúc đẩy bình đẳng giới, những năm gần đây, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm, góp phần thay đổi khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.
Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Với nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, diện mạo nông thôn vùng đồng bào Chăm của tỉnh ngày càng đổi mới, chất lượng cuộc sống của đồng bào Chăm được nâng lên.
Xã hội -
An Yên -
16:51, 28/09/2024 Chỉ mới tính riêng tác động của hoàn lưu bão số 3 và số 4 mới đây, các huyện miền núi Nghệ An đã phải tổ chức di dời hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn vì đất sụt, nhà sập. Đó là thông tin mới về thực trạng kinh tế - xã hội, cần phải được bổ sung, chú ý hơn khi thực hiện hoạch định chính sách phát triển vùng DTTS&MN Nghệ An trong những giai đoạn tiếp theo.
Từ vùng đất cằn khô, cánh đồng 132 tại xã Cư Elang, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk được cải tạo thành đồng lúa màu mỡ. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Ê Đê - chủ nhân của cánh đồng này không chỉ có cuộc sống ấm no, mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển.
Cuộc sống ấm no, ổn định đã và đang đến với các hộ nghèo, hộ cận nghèo khi các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững phát huy hiệu quả. Với nguồn vốn được sử dụng hợp lý trong giải quyết việc làm cho người lao động kết hợp với việc triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế đã cho thấy khi chính sách thực sự đi vào cuộc sống cũng là lúc diện mạo bản làng và đời sống người dân nhiều đổi thay.
Những năm vừa qua, TP. Hà Nội đã dành một nguồn lực không nhỏ để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, toàn diện vùng đồng bào DTTS. Nhờ vậy, đời sống đồng bào trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt…
Thời sự -
Hương Trà -
11:14, 30/09/2024 Quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội... là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10/2024.
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ không ngừng quan tâm triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đầu tư cơ sở hạ tầng trường lớp học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Với 54,4% số dân là người dân tộc thiểu số, những năm qua, huyện Đồng Hỷ luôn ưu tiên, tập trung nguồn lực và thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, tạo sinh kế, việc làm giúp người dân vươn lên thoát nghèo.