Sau 5 năm triển khai hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới và các chương trình, chính sách dân tộc khác của Đảng, Nhà nước, cùng với những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự vươn lên của người dân, vùng đồng bào dân tộc Khmer đã có những bước tiến vượt bậc.
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt thông tin, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi (theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025), tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2030, 100% cán bộ, công chức cấp xã vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có trình độ đại học và 80% đạt trình độ cao cấp chính trị. Đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” này sẽ là “đầu tàu” để phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi, xóa dần khoảng cách phát triển giữa các vùng miền trên địa bàn.
Nhằm tăng cường công tác về thông tin, tuyên truyền, đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái về Nhân quyền trên địa bàn tỉnh; quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, vừa qua, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum đã có Công văn số 2051/STTTT-TTBCXB ngày 23/10/2023 đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền thành tựu đảm bảo quyền con người trên tất cả các lĩnh vực.
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc có diện tích tự nhiên 9.068,78 km2; 265,165 km đường biên giới giáp với Trung Quốc với 8 đơn vị hành chính cấp huyện; 106 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 4 huyện, 22 xã biên giới. Để làm tốt công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, lực lượng Biên phòng tỉnh Lai Châu đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, góp phần động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Tổ quốc.
Nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Cống (dân tộc rất ít người), năm 2012, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 105/QÐ-UBND về việc phê duyệt Ðề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Ðiện Biên” giai đoạn 2011 - 2020. Hơn 10 năm triển khai thực hiện Đề án với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành và ý chí vươn lên thoát nghèo của chính người dân, đến nay các bản làng người Cống đang khoác lên mình diện mạo mới.
Thời gian qua, các cấp Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn rất tích cực triển khai Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8, Chương trình MTQG 1719) với nhiều hoạt động thiết thực, góp phần từng bước nâng cao ý thức, dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Thời gian qua, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Lào Cai còn chú trọng triển khai nhiều chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thái Nguyên là nơi sinh sống lâu đời của 46 dân tộc anh em. Địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, miền núi thuộc 5 huyện Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ… Đây là các khu vực kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực, chủ động thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS và miền núi giảm từ 19,22% năm 2016 xuống còn 3,21% vào cuối năm 2022.
Từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia, sự quan tâm và cuộc của chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của người dân nên đời sống của đồng bào DTTS tại tỉnh Gia Lai từng bước được nâng lên, diện mạo buôn làng khởi sắc.
Từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc, chính sách đặc thù dành cho đồng bào Khmer của Trung ương, của tỉnh Kiên Giang, những năm gần đây, diện mạọ cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang đang từng ngày khởi sắc. Đồng bào Khmer phấn khởi, đoàn kết vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống đủ đầy nơi phum sóc. Huyện Vĩnh Thuận là một địa phương điển hình cho sự đổi thay này.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Nam kỳ vọng sẽ là đòn bẩy làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương hiện đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông A Lăng Mai, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam.
Vừa qua, Đoàn kiểm tra Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai do ông Thổ Út - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng Đoàn đã đi kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS và học sinh là con em đồng bào DTTS tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú liên huyện Tân Phú - Định Quán.
Đồng bào dân tộc Khmer là một trong 54 dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và là một dân tộc sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Bộ của nước ta. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn cả nước nói chung và trong vùng đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.
Những năm qua, tỷ lệ người DTTS trên địa bàn huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang tham gia công tác trong hệ thống chính trị và được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, địa phương ngày càng cao. Từ đó, góp phần tích cực trong các mặt công tác tại cơ sở.
Hòa Bình là một trong 10 tỉnh trên phạm vi toàn quốc có tỷ lệ đồng bào DTTS cao (chiếm gần 75% dân số toàn tỉnh), gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông... Trên địa bàn tỉnh có 1.276 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Đây là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, tiên phong trong mọi phong trào, là hạt nhân trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, và góp phần bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương.
Đối tượng thụ hưởng ít, người dân không có nhu cầu, thời gian thực hiện quá ít, chưa có doanh nghiệp liên kết thực hiện… cũng đang là những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Cũng bởi vậy mà huyện đã kiến nghị, xin điều chuyển trả nguồn vốn nhiều dự án trong năm 2023 không giải ngân hết, nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đúng quy định, đối tượng
Từ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ với những chủ trương, quyết sách quan trọng đầu tư nhằm phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, các địa phương, trong đó xã biên giới huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đã và đang quyết tâm thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án dành cho đồng bào, từ đó góp phần tăng cường khối đại đoàn kết, củng cố vững chắc vùng “phên giậu”.
Trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân huyện Văn Lãng triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ý nghĩa, mục đích của Chương trình nhằm tạo đồng thuận, đoàn kết trong hệ thống chính trị cơ sở và Nhân dân để thực hiện hiệu quả các dự án.
Theo thông tin của Hội Phụ nữ huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) trong 9 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã phối hợp tổ chức được 10 lớp tập huấn cho hơn 600 hội viên phụ nữ các xã.