Trong những năm qua, nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS luôn được các cấp ủy, các ngành, các cấp tỉnh Hòa Bình quan tâm. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.
Mới đây, CLB dệt thổ cẩm truyền thống của người Êđê buôn Drai Hling (xã Hòa Xuân, TP. Buôn Ma Thuột) được thành lập gồm 12 thành viên là phụ nữ của ba buôn trong xã. Đây là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030,
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tỉnh Sơn La từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, cơ sở vật chất trong hệ thống giáo dục tại địa phương còn nhiều khó khăn. Để đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương, Bộ đội biên phòng tỉnh đã nỗ lực huy động các nguồn lực để đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp một số điểm trường tại các địa bàn khu vực miền núi, vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn.
Sáng 6/11, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc bản Dền Thàng A, nhân dịp kỷ 93 năm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam. Tới dự ngày hội có các đồng chí: Giàng A Tính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu; Đinh Quang Tuấn, Bí thư Huyện ủy Phong Thổ; Trần Bảo Trung, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ; Thượng tá Trương Minh Đức, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Lai Châu, cùng đông đảo người dân.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đầu năm 2023 đến nay, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã có 22 hộ nghèo thuộc vùng đồng bào DTTS được vay vốn ưu đãi để xây dựng nhà ở với số tiền 40 triệu đồng/hộ, lãi suất chỉ 3%/năm và thời gian vay vốn lên đến 15 năm.
Nghị định số 38/2023/NĐ- CP được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ở nội dung hỗ trợ nhà ở trong Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Tại Quảng Bình, cả hệ thống chính trị cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ giải ngân nội dung hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng.
UBND tỉnh Bình Phước vừa ký ban hành Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 06/11/2023 về thực hiện Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Nhiều năm qua, để giúp đồng bào DTTS tại các bản, làng vùng cao “an cư, lạc nghiệp”, ngoài các chính sách hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, tỉnh Hòa Bình đã linh hoạt vận dụng, lồng ghép từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào, giúp ổn định cuộc sống.
Thời gian qua, chương trình phối hợp giữa Ban Dân tộc tỉnh (BDT) Cà Mau và Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh đang được hai đơn vị tích cực thực hiện, với nhiều nội dung hoạt động phối hợp hiệu quả. Kết quả nổi bật, là sự đồng thuận của Nhân dân trong thực hiện các chính sách dân tộc, các chương trình MTQG, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) gắn với công tác Biên phòng trong việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh khu vực biên giới (KVBG) biển trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện vùng cao Si ma cai, tỉnh Lào Cai đã thành lập 04 mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”.
Hỗ trợ phát triển sản xuất là một dự án thành phần (Dự án 3) quan trọng trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719). Dự án 3 bao gồm nhiều hoạt động, với nhiều cơ chế, chính sách; đồng thời lại được triển khai cùng lúc với các hoạt động hỗ trợ sản xuất thuộc 02 Chương trình MTQG khác. Do đó, để triển khai hiệu quả Dự án 3 thì công tác tuyên truyền để chính quyền cơ sở và người dân hiểu đúng, hiểu đủ về chính sách có ý nghĩa then chốt.
Thời gian qua, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã triển khai hiệu quả, kịp thời các chính sách dân tộc để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch số 7275 về thực hiện Dự án 2 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn Quảng Nam.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 158/KH-UBND giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu công tác giám sát, đánh giá phải bám sát mục tiêu, nội dung của các dự án, tiểu dự án bảo đảm khách quan, phản ánh trung thực, đúng thực chất, đầy đủ kết quả đạt được.
Công tác giảm nghèo được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, hỗ trợ nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trọng tâm như hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng…
Thời gian qua, Lào Cai đã tổ chức nhiều chương trình nhằm tăng cường truyền thông, tập trung nội dung vào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.
Đồng bào La Ha là một trong những dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống ở tỉnh Sơn La. Trước nguy cơ tiếng nói và chữ viết của dân tộc La Ha đang dần bị mai một, vừa qua, tại huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức khai mạc 2 lớp học tiếng dân tộc La Ha theo hình thức truyền khẩu cho hơn 100 học viên dân tộc La Ha tại xã Mường Sại và Nặm Ét.
Chương trình điện khí hóa nông thôn đã và đang được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thực hiện và đây cũng là Tiêu chí số 4 trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 47/47 xã đạt tiêu chí về điện nông thôn mới. Tỷ lệ hộ sử dụng điện trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây luôn đạt trên 99,9%.
Đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân DTTS có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn bản sắc văn hoá, giữ gìn an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ghi nhận những đóng góp của đội ngũ "nòng cốt" này, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với họ, qua những chính sách hỗ trợ, động viên, tôn vinh khích lệ trong nhiều năm qua. Điển hình như, năm 2017, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức và doanh nhân tiêu biểu với quy mô toàn quốc. Năm 2023, Chương trình Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023 do Uỷ ban Dân tộc tổ chức dự kiến diễn ra giữa tháng 12, tại Hà Nội.
Chính sách là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, truyền thông chính sách được coi là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Để làm cho người dân hiểu được những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, công tác truyền thông chính sách cần được coi trọng và đặt đúng tầm nhiệm vụ.