Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chương trình, dự án, chính sách dân tộc và nỗ lực của đồng bào, diện mạo các làng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đã và đang có nhiều nét khởi sắc, đời sống đồng bào Chăm ngày một ấm no.
Chúng tôi trở lại xã vùng cao Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận vào những ngày trung tuần tháng 6/2025, khi địa phương đang chuẩn bị sáp nhập với xã Hòa Sơn để hình thành xã mới mang tên Anh Dũng. Những năm qua, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo xã vùng cao.
Thực hiện Dự án 3 về Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giao đoạn I: từ 2021-2025, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, thành lập 22 HTX hoạt động hiệu quả, tích cực góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Raglay trên địa bàn 9 xã.
Làng Chất Thường (tên gọi tiếng Chăm là Palei Baoh Dana Palei Baoh Dana) ở xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, là ngôi làng Chăm nhỏ nhưng giàu truyền thống của tỉnh Ninh Thuận. Gắn bó với nông nghiệp từ lâu đời, người dân nơi đây không chỉ cần cù lao động mà còn nổi tiếng với tinh thần hiếu học, từng có người vươn tới học vị Tiến sĩ ở nước ngoài.
Ngày 12/6 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo đó, hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa sẽ sáp nhập thành tỉnh Khánh Hòa (mới) có diện tích tự nhiên 8.555km2, quy mô hơn 2,2 triệu dân và 65 đơn vị hành chính trực thuộc (48 xã, 16 phường, 1 đặc khu). Việc sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đang mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển.
Vùng đất đầy nắng và gió Ninh Thuận đang đổi thay từng ngày, nhất là trong công tác giảm nghèo ở vùng có đông đồng bào DTTS. Một trong những “cú hích” cho sự phát triển ở những địa bàn khó khăn của Ninh Thuận là dòng vốn tín dụng chính sách đang được triển khai trúng nhu cầu của người dân.
Huyện Ninh Sơn là một trong những địa phương của tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ đất ở, nhà ở giúp người dân an cư lập nghiệp, ổn định cuộc sống. Đồng thời hỗ trợ con giống gia súc, bảo vệ rừng tạo sinh kế cho người nghèo có điều kiện sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sau 4 năm triển khai Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Nhờ đó, đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Từ những mô hình sản xuất quy mô nhỏ, manh mún, các Hợp tác xã (HTX) và Tổ hợp tác ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đang chuyển mình mạnh mẽ với định hướng nông nghiệp sạch, bền vững. Nhiều sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Qua gần 4 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Ninh Thuận đã phát huy hiệu quả tích cực. Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, các dự án hỗ trợ sản xuất được triển khai sâu rộng. Nhờ đó, vùng đồng bào DTTS đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân từng bước được cải thiện, nâng cao.
Một trong những dự án thành phần quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, được tỉnh Tuyên Quang khẩn trương triển khai là Dự án 4 đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, các công trình, dự án đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tốt, làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy phát triển toàn diện đời sống đồng bào DTTS.
Nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách kịp thời của Nhà nước và sự đồng lòng, góp sức của người dân, Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa đạt nhiều thành tựu nổi bật. Từ những bản vùng biên đến vùng đồng bằng, diện mạo nông thôn đổi thay rõ nét, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới.
Bà Nguyễn Thị Khánh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận cho biết, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1: 2021- 2025 (Chương trình MTQG 1719) hỗ trợ cho địa phương 3.846 triệu đồng thực hiện các dự án thành phần nâng cao đời sống đồng bào Raglay.
Trong năm 2025, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân.
Sáng 11/6, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công ty Cổ phần Ê Đê Café tổ chức Lễ giao nhận vật tư nông nghiệp Dự án Hỗ trợ liên kết sản xuất trong chăm sóc và tiêu thụ cà phê trên địa bàn xã Dray Sáp, huyện Krông Ana.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Ninh Thuận, hiện các chỉ tiêu thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tỷ lệ giải ngân vốn đến hết tháng 5/2025 đạt 42,8%, cao hơn mức bình quân chung cả nước.
Sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum được đầu tư đồng bộ, các dự án hỗ trợ sản xuất được triển khai sâu rộng, các giá trị văn được gìn giữ và phát huy... Nhờ đó, diện mạo vùng đồng bào DTTS đã có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào DTTS từng bước được cải thiện, nâng cao.
Với khí hậu mát mẻ, nguồn nước trong lành chảy từ núi cao, mô hình nuôi cá tầm thương phẩm tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) là một mô hình sinh kế được triển khai từ nguồn hỗ trợ Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719), giai đoạn I: 2021-2025 đang phát huy hiệu quả. Mô hình đã mang lại những tín hiệu tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có bước chuyển mới trong đời sống kinh tế-xã hội.