Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Như Thanh: Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các xã miền núi đặc biệt khó khăn

Quỳnh Trâm - 05:37, 23/11/2023

Từ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi (Chương trình MTQG 1719), công tác chỉ đạo sát sao, đúng hướng của Đảng bộ và chính quyền; sự đồng lòng, chung sức của Nhân dân, cơ sở hạ tầng của các xã, các bản làng khó khăn trên địa bàn Như Thanh đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, tạo diện mạo mới nơi vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội ngày càng phát triển.


Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng
Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng

Tăng cường đầu tư công trình hạ tầng

Mới đây có dịp về thăm lại Thanh Kỳ, xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Như Thanh (Thanh Hóa), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi sự đổi thay nhanh chóng của địa phương này. Ấn tượng nhất là, những đường bê tông đã nối đến tận các thôn bản, thay thế cho những đường giao thông trước kia đi lại gập ghềnh. Trên địa bàn xã không còn nhà tạm bợ, rách nát. Đêm đến, điện lưới cũng đã sáng trưng khắp từng nhà.

Được biết, Thanh Kỳ đang nỗ lực về đích nông thôn mới (NTM) trong năm 2023 này. Để đạt được những mục tiêu xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Kỳ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, trong đó tập trung nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất, phát triển KT-XH.

Tận dụng nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM; giảm nghèo bền vững; nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); nguồn ngân sách huyện và huy động sự đóng góp của bà con Nhân dân, đến nay nhiều công trình giao thông, giáo dục, nhà văn hóa, nước sạch… trên địa bàn xã Thanh Kỳ đã được đầu tư xây dựng.

 Một số công trình điển hình như: nhà văn hóa thôn Đồng Ván, công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Thanh Xuân; các hạng mục phụ trợ của Trường Tiểu học Thanh Kỳ đã được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường. Các công trình này đều được hỗ trợ đầu tư xây dựng từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030.

Ngoài ra, năm 2022 từ nguồn vốn Chương trình xây dựng NTM, xã Thanh Kỳ đã hỗ trợ 2,8 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã đi các thôn Đồng Tâm, Đồng Tiến, Đồng Ván. Xã được hỗ trợ 7,5 tỷ đồng làm đường giao thông các thôn Thanh Xuân, Đồng Tâm, Đồng Tiến. Xây dựng nhà lớp học 2 tầng, 4 phòng và nhà hiệu bộ của Trường Tiểu học Thanh Kỳ từ nguồn sự nghiệp giáo dục, với tổng số tiền khoảng 5 tỷ đồng.

Đội ngũ Người có uy tín ở các thôn bản đặc biệt khó khăn của huyện Như Thanh đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương
Đội ngũ Người có uy tín ở các thôn bản đặc biệt khó khăn của huyện Như Thanh đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương

Tiếp đến, năm 2023, từ Chương trình MTQG 1719, xã Thanh Kỳ được đầu tư làm đường giao thông đi thôn Bái Sim; xây dựng nhà văn hóa thôn Đồng Tâm. Ngoài ra, từ các nguồn lực khác, xã Thanh Kỳ nâng cấp sân vận động xã với số tiền 1,5 tỷ đồng; nâng cấp đường giao thông thôn Thanh Xuân; làm đường giao thông trung tâm xã với số tiền 1,8 tỷ đồng; xây mới 2 nhà lớp học và nhà hiệu bộ Trường THCS Thanh Kỳ với số tiền 10 tỷ đồng, phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 10-2023...

Ông Nguyễn Trọng Viện, Chủ tịch UBND xã Thanh Kỳ, cho biết: Toàn xã có hơn 1.100 hộ, trên 80% dân số là đồng bào DTTS. Hệ thống đường giao thông, các công trình phúc lợi đầu tư trên địa bàn được đầu tư khá lâu và dần xuống cấp. Trong 6 tháng của năm 2023, tổng nguồn kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng NTM là 18 tỷ 668 triệu đồng. 

Bằng nguồn vốn Nhân dân đóng góp, địa phương đã đầu tư xây dựng các công trình công cộng như: nhà xe, sân nhà văn hóa, mua sắm trang thiết bị bên trong hội trường, trồng cây xanh, hàng rào nghĩa địa các thôn. Đến tháng 6/2023, xã Thanh Kỳ đạt 10/19 tiêu chí, phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí và về đích NTM cuối năm 2023 theo kế hoạch đề ra.

Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại xã Thanh Kỳ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại xã Thanh Kỳ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương

"Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ nghèo đa chiều của xã còn 17,5%. Xã mong muốn nhận được sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng đối với các thôn, bản còn khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong phát triển sản xuất và giao thương nông sản làm ra.", ông Nguyễn Trọng Viện, Chủ tịch UBND xã Thanh Kỳ chia sẻ.

Tranh thủ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Ngoài Thanh Kỳ, trên địa bàn huyện Như Thanh còn xã Xuân Thái là xã đặc biệt khó khăn và 18 thôn đặc biệt khó khăn thuộc khu vực I,II. Theo đó, ngoài tranh thủ nguồn hỗ trợ từ các chương trình, chính sách dân tộc, huyện Như Thanh cũng huy động sự đoàn kết, chung tay của người dân, sự đóng góp sức người, sức của để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, các công trình công cộng phúc lợi ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

 Trong đó, đường đến trung tâm xã và thôn bản đã được cứng hóa, bê tông hóa, nhiều nhà văn hóa xã, thôn được xây dựng đảm bảo theo tiêu chí xây dựng NTM, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99,2%; 100% số thôn đã có điện lưới quốc gia.

Lãnh đạo huyện Như Thông tin về công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 trên địa bàn với đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển và Ban Dân tộc Thanh Hóa
Lãnh đạo huyện Như Thông tin về công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 trên địa bàn với đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển và Ban Dân tộc Thanh Hóa

“Đặc biệt, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình MTQG 1719. Do đó, năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, huyện Như Thanh có hơn 30 công trình, hạng mục đã và đang thực hiện từ nguồn vốn Chương trình, với tổng số tiền 23 tỷ 197 triệu đồng. Trong đó, ưu tiên nguồn lực cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện. Đến nay, đã có nhiều hạng mục, công trình ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn của huyện được đầu tư và đã hoàn thành”, bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết.

Hiện nay, huyện Như Thanh đang tổ chức rà soát các hộ nghèo DTTS ở các xã vùng DTTS&MN và hộ nghèo dân tộc Kinh ở các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn được hỗ trợ làm nhà ở. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 148/KH-UBND huyện Như Thanh ngày 19/5/2023 về việc triển khai các nội dung dự án Chương trình MTQG 1719, năm 2023, trong đó huyện cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ giải ngân chương trình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

Thời gian qua, từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các cấp chính quyền ở huyện Vân Canh (Bình Định) đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 5 giờ trước
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.
Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 252-KH/TU ngày 21/01/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Sức khỏe - Minh Nhật - 5 giờ trước
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chủ động chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, khu vực cách ly, trang thiết bị và vật tư y tế, nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, cách ly, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân, cũng như tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2025.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện 1.000kg thực phẩm là chả chay, không có nguồn gốc xuất xứ, đang được vận chuyển trên xe ô tô tải, nên đã tiến hành thu giữ, xử phạt hành chính và tiêu hủy toàn bộ lô hàng.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Pháp luật - Anh Trúc - 5 giờ trước
Ngày 19/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can liên quan vụ Quang Linh Vlogs. Trong đó Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lừa dối khách hàng".
“Đưa” công nghệ số về bản

“Đưa” công nghệ số về bản

Xã hội - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Những thành viên Tổ công nghệ cộng đồng đã trở thành “cầu nối” để đưa công nghệ số về bản. Giờ đây, dưới những mái nhà sàn, trong những bản vùng xa ở Quảng Trị, bà con DTTS đã tiếp cận được thông tin chính thống, sử dụng thành thạo dịch vụ công trực tuyến.
Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 6 giờ trước
Đền tháp Po Klong Garai là một trong những công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu và nổi bật của người Chăm được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tháp tọa lạc trên đồi Lá trầu (Mbuen Hala), thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Văn khắc bằng chữ Chăm cổ trên đá sa thạch cung cấp những thông tin về văn hóa, lịch sử quý giá như công lao và thần tích của vua Po Klong Garai, các hoạt động tế lễ, cúng bái và tổ chức xã hội của người Chăm.