Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Bá Thước (Thanh Hóa): Hướng đến mục tiêu năm 2025 thoát khỏi huyện nghèo

Quỳnh Trâm - 06:55, 17/11/2023

Bá Thước là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Việc triển khai hiệu quả các chương trình MTQG, đặc biệt hiện nay là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt Chương trình MTQG 1719) là động lực, cơ hội để đồng bào DTTS an cư, vươn lên phát triển kinh tế, để các bản làng thay đổi diện mạo hướng đến mục tiêu năm 2025, Bá Thước sẽ ra khỏi danh sách huyện nghèo.

Từ sự đồng thuận, thống nhất

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sau 3 năm triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bá Thước đã tập trung cho công tác quản lý, điều hành; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tạo sự thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống chính trị, Nhân dân từ huyện đến xã. 

Đặc biệt, bộ máy Ban chỉ đạo quản lý Chương trình được kiện toàn, hoạt động đi vào nền nếp, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Chuyển đổi từ cơ chế lập kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG theo từng năm, sang lập kế hoạch theo trung hạn giai đoạn 5 năm. Đồng thời, tích cực thông tin, tuyên truyền và tăng cường hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát trong thực hiện chương trình theo chiều sâu, trọng tâm vào chất lượng, hiệu quả...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, huyện Bá Thước thăm công trình đường giao thông nông thôn, tại thôn Báng, xã Thành Sơn, được xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, huyện Bá Thước kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại thôn Báng, xã Thành Sơn, được xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719

Trong quá trình triển khai Chương trình, ưu tiên từng bước hoàn thiện các thiết chế hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản ở nông thôn, khu vực khó khăn. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất theo hướng đồng bộ, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, tạo cơ hội việc làm, ổn định thu nhập cho người dân vùng nông thôn; đảm bảo an sinh xã hội; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận ngày càng tốt hơn đến các dịch vụ cơ bản của xã hội.

Đến tháng 10/2023, huyện Bá Thước đạt được 2/8 chỉ tiêu theo kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Dự kiến đến năm 2025 huyện sẽ đạt được 6/8 chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra.Trong đó, 2 chỉ tiêu dự kiến không đạt là: Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 gấp 2 lần trở lên so với năm 2020; 50% xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn. 

Theo báo cáo, Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2023 huyện Bá Thước được giao 94,612 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển 46,467 tỷ đồng; nguồn vốn sự nghiệp 48,145 tỷ đồng. Huyện Bá Thước đã giải ngân các dự án thành phần được hơn 47,737 tỷ đồng, đạt 50,5% kế hoạch giao.

Một số dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần đã được thực hiện, điển hình như: hỗ trợ nhà ở, đầu tư các công trình nước sạch tập trung cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bảo DTTS và miền núi thuộc nội dung Dự án 1. Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Tổng số vốn đã hỗ trợ: 4,5 tỷ đồng. Đến nay, đã hỗ trợ xóa nhà ở tạm, dột nát cho 47 hộ.

Hay đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và MN thuộc Dự án 4. Đã triển khai được 71 công trình, tổng kinh phí hỗ trợ 49.795 triệu đồng; Xây dựng 6km đường giao thông liên xã, kinh phí 9.600 triệu đồng...

Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 được triển khai đã góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng núi huyện Bá Thước
Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng

Còn nhiều thách thức để vượt nghèo

Ông Lò Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước chia sẻ, mặc dù đạt một số kết quả tích cực, song còn nhiều thách thức khi triển khai Chương trình 1719, như: trong công tác xây dựng kế hoạch, địa phương chưa chủ động chuẩn bị tốt việc xác định danh mục, nguồn lực đầu tư, mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn. Một số văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện nội dung thuộc chương trình còn chưa phù hợp với thực tiễn, chưa thống nhất giữa các văn bản.

Đến nay, một số nội dung thành phần còn chưa có hướng dẫn cụ thể để địa phương triển khai thực hiện. Là địa phương có xuất phát điểm thấp nên đến nay, đồng bào DTTS ở khu vực nông thôn, các xã, thôn đặc biệt khó khăn hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế; kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, chưa mang tính hàng hóa, đời sống của đồng bào chưa thực sự đảm bảo và thiếu tính bền vững. Nguồn kinh phí hỗ trợ của các Chương trình MTQG đã được phân bổ nhưng chậm, yêu cầu tiến độ giải ngân gấp nên địa phương gặp nhiều khó khăn...

Với những thách thức từ thực tế này, buộc Đảng bộ và chính quyền địa phương linh hoạt, sáng tạo, đoàn kết hơn trong quá trình triển khai Chương trình. Đến nay, kết quả giảm số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều Quốc gia trong giai đoạn 2021- 2023 là 7.334 hộ, đạt 57,67% so với cả giai đoạn năm 2021 - 2025. Trong đó: Năm 2022 giảm: 3.756 hộ đạt 29,49%; Ước thực hiện năm 2023 giảm 3.588 hộ đạt 28,18%.

Huyện cũng đang phấn đấu 2 năm 2024 và 2025, giảm số hộ nghèo và hộ cận nghèo là 5.400 hộ (giảm 42,33%) để đạt chỉ tiêu. Dự kiến 02/02 chỉ tiêu của Chương trình MTQG giảm nghèo trên địa bàn huyện đến năm 2025, sẽ đạt kế hoạch đề ra và Bá Thước sẽ thoát khỏi huyện nghèo.

Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 được triển khai đã góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng núi huyện Bá Thước
Chương trình MTQG 1719 được triển khai đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện Bá Thước

Hỗ trợ đầu tư theo hướng tập trung

Ông Phạm Đình Minh, Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG huyện Bá Thước chia sẻ, từ sự nỗ lực và đoàn kết của cả hệ thống chính trị để khắc phục những tồn tại, vướng mắc. Trước mắt, huyện Bá Thước sẽ phát huy cao nhất vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc và tuyên truyền đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình; Chủ động phối hợp, kiểm tra, chỉ đạo, giám sát giữa các cơ quan, địa phương. 

Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp để kịp thời đôn đốc, chỉ đạo tiến độ và nắm bắt, xử lý các vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình. Phổ biến rộng rãi các mô hình có hiệu quả, cách làm hay; kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy vai trò Người uy tín trong cộng đồng dân cư để người dân đồng thuận góp sức thực hiện. Ngoài tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng, thì sẽ tuyên truyền trong các hội, chi hội, các đoàn thể chính trị, làm cho tất cả các thành viên đều hiểu và hăng hái tham gia, tạo được sự đồng thuận thống nhất của Nhân dân với chủ trương, kế hoạch thực hiện chương trình của huyện, xã để hoàn thành các mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2021-2025.

“Đồng thời, tranh thủ tối đa nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương theo các nguyên tắc cơ chế hỗ trợ quy định. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình dự án khác đang triển khai trên địa bàn huyện, đặc biệt tập trung nguồn lực từ ngân sách để ưu tiên, hỗ trợ đầu tư theo hướng tập trung, có hiệu quả, không dàn trải...”, Ông Phạm Đình Minh, Bí thư Huyện ủy nhấn mạnh thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Lấp đầy “khoảng trống” chính sách (Bài 2)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Lấp đầy “khoảng trống” chính sách (Bài 2)

Một trong những yêu cầu khi xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi là phải giải quyết triệt để những tồn tại, hạn chế trong thực chính sách dân tộc của giai đoạn trước, nhất là xóa “khoảng trống” chính sách do tư duy nhiệm kỳ. Đây cũng là tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.
Tin nổi bật trang chủ
Thành phố Lạng Sơn: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong cộng đồng

Thành phố Lạng Sơn: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong cộng đồng

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 18:00, 06/12/2023
UBND thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) vừa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, giai đoạn 2021 – 2023.
TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) : Sửa chữa nhà ở cho Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) : Sửa chữa nhà ở cho Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 17:58, 06/12/2023
Mới đây, phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả tổ chức bàn giao công trình sửa chữa nhà ở cho ông Bàn Sinh Vượng, ở tổ 6, khu 10 - Bến Ván, là Người có uy tín trong đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn.
Mở hướng thoát nghèo từ cây quế

Mở hướng thoát nghèo từ cây quế

Nhờ phát huy thế mạnh từ cây quế mà tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn chỉ còn 20,6% (năm 2022), giảm hơn 12% so với năm 2020. Nhiều hộ gia đình có thu nhập khá từ 50 - 100 triệu đồng/năm, chủ yếu là từ bán quế.
Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Xã hội - Như Tâm - CTV - 17:51, 06/12/2023
Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Phát huy vai trò các tổ truyền thông trong công tác phòng, chống tảo hôn ở Lào Cai

Phát huy vai trò các tổ truyền thông trong công tác phòng, chống tảo hôn ở Lào Cai

Thời gian qua, với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã giảm rõ rệt. Có được kết quả này, bên cạnh việc triển khai các chính sách của Nhà nước về phòng, chống tảo hôn, thì vai trò của các tổ truyền thông cộng đồng là rất quan trọng.
Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tiếp thân mật Đoàn nữ tu Dòng Thánh Phao-lô thành Charters. Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên - Tây Bắc tại TP. Hồ Chí Minh. Sống tốt đời đẹp đạo để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Cùng các tin tức thời sự khác.
HTX Đông Hải nâng cao thu nhập cho diêm dân

HTX Đông Hải nâng cao thu nhập cho diêm dân

Kinh tế - Phương Nghi - 17:40, 06/12/2023
Với mô hình sản xuất muối sạch chất lượng cao, HTX sản xuất & dịch vụ chế biến muối công nghệ cao Đông Hải (HTX) xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) đã giúp các thành viên và diêm dân yên tâm sản xuất muối, nâng cao thu nhập.
Chư Păh (Gia Lai): Rộn ràng Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS

Chư Păh (Gia Lai): Rộn ràng Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS

Trong 2 ngày (5 - 6/12/2023), tại làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, Gia Lai) diễn ra Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023.
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Diện mạo mới trên các bản làng (Bài 3)

Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Diện mạo mới trên các bản làng (Bài 3)

Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS các tỉnh vùng Tây Bắc không chỉ đánh thức sức sống tiềm tàng của nhiều tài nguyên du lịch, mà còn tạo sinh kế bền vững cho người dân nơi đây. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi khu vực Tây Bắc bền vững.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Khoa học - Công nghệ - Hoàng Quý - 17:33, 06/12/2023
Sáng 6/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Lào Cai: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Lào Cai: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Tin tức - Trọng Bảo - 17:28, 06/12/2023
Ngày 6/12, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW ngày 7/1/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; biểu dương mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.