Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực vươn lên của người dân, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã giảm từ 43,65% (năm 2016) xuống còn trên 22% (năm 2020). Theo đánh giá, tuy tỉ lệ hộ nghèo có giảm nhưng chưa bền vững, nguyên nhân một phần do nguồn lực đầu tư còn nhỏ lẻ, một phần do công tác xóa đói giảm nghèo còn tồn tại một số bất cập, hạn chế.
Sau 5 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo tiền để cho các xã trên địa bàn Lâm Hà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đối với đồng bào DTTS trên địa bàn. Nhờ đó, 100% xã, thị trấn trên địa huyện hoàn thành tiêu chí nông thôn mới.
Sáng 6/4, tại làng Mỹ Phiếm, xã Đại Cường, UBND huyện Đại Lộc long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Bà Phường Chào.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng trên 1,3 triệu người Khmer sinh sống. Trong quá trình lao động sản xuất, hội nhập và phát triển, đồng bào Khmer vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Lễ Chôl Chnăm Thmây còn gọi là lễ Vào năm mới là một trong những di sản văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị.
Bằng cách linh hoạt lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách dân tộc như Chương trình 135, Quyết định 2086/QĐ-TTg…, tỉnh Hà Giang đã đầu tư nguồn lực, tạo sinh kế trong vùng đồng bào DTTS. Từ đây, đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh có động lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề “Việt Nam với những sắc màu dân tộc”, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Dao đến từ huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức tái hiện lễ cúng Tết Thanh minh đặc sắc của dân tộc mình.
Từ lâu, Tam Đường (Lai Châu) là cung đường mời gọi và có sức hấp dẫn đối với những ai muốn khám phá vẻ đẹp Tây Bắc. Nơi đây có vẻ đẹp vừa hùng vĩ, thơ mộng vừa mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc Thái, Dao, Lự, Mông...
Nếu Tây Bắc có chợ phiên thì đến Tây Giang (Quảng Nam) có “chợ chiều năm ngàn" rất độc đáo. “Chợ chiều năm ngàn" không chỉ là nơi trao đổi mua bán của bà con các dân tộc ở địa phương mà còn trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách.
Thời gian qua, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, chủ yếu là Sơn La và Điện Biên có nhiều nhà hàng, điểm du lịch xuất hiện cách uống rượu “khát vọng” mang tính chất lố bịch, dung tục trong những cuộc trà dư tửu hậu. Đáng tiếc là, cách uống rượu ấy lại được "gắn mác" là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái. Chính việc làm tùy tiện vì mục đích chạy theo lợi nhuận này đã gây nên bức xúc, phản đối của công đồng xã hội, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái.
Mô hình “trường học du lịch" lần đầu tiên xuất hiện ở tỉnh Lào Cai đã thu hút không ít du khách đến tham quan. Điểm đặc biệt, ngôi trường này từ việc gắn với du lịch đã từng bước quảng bá văn hóa đồng bào các dân tộc ở đây.
Là vùng đất tập trung đông đồng bào dân tộc Tày sinh sống, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Minh Xuân (huyện Lục Yên, Yên Bái) đang nỗ lực bảo tồn, gìn giữ mạch nguồn dân ca, dân vũ của cha ông bao đời để lại.
Khái niệm về du lịch tình nguyện đã không còn xa lạ với nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi. Thời gian qua, ở nhiều địa phương đã xuất hiện mô hình du lịch tình nguyện hoạt động mang tên gọi “Tình nguyện vì giáo dục” (gọi tắt là V.E.O), đã và đang mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng cao.
Với tấm lòng nhân ái, gần 3 năm qua, chị Phan Thị Ánh Ly, Chủ nhiệm nhóm "Gây quỹ từ thiện vì người nghèo" đã tổ chức nhiều chương trình nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn tại các xã trên địa bàn huyện Minh Long (tỉnh Quảng Ngãi).
"Mới từ Tết ra đến chừ đã có đến 4 người nhảy cầu Bến Thuỷ tự tử, anh em tui chỉ cứu được 2 người. Cứ nghe tiếng kêu cứu, hoặc tiếng hô có người tự tử là lao đi…". Đó là tâm sự của hai anh em Hoàng Văn Mạnh và Đậu Văn Toàn – những người làm nghề chài lưới trên sông Lam (Nghệ An).
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện âm nhạc công nghệ cao, sự bùng nổ của các dòng nhạc hiện đại khiến cho nghệ thuật truyền thống ngày càng bị lấn át và có nguy cơ mai một. Giữa xu thế đó, tại thành phố Cao Bằng, nữ nghệ sĩ Hoàng Kim Tuế vẫn âm thầm, miệt mài đem hết tâm hồn, trí tuệ và tình yêu nghệ thuật hát Then- đàn Tính truyền lại cho thế hệ trẻ.
Là chủ đề hoạt động trong tháng 4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với sự tham gia của gần 100 đồng bào thuộc 14 dân tộc, trong đó có đồng bào các dân tộc Dao, Mông, La Chí, Thái được huy động từ các tỉnh Hà Giang, Sơn La cùng các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Múa rối Việt Nam.
Thực hiện Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội CCB tỉnh Hậu Giang đã có nhiều việc làm thiết thực trong phát triển kinh tế và chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Vừa qua, Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Phước phối hợp với UBND H.Lộc Ninh tổ chức công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội Dua Tpeng (hay còn gọi là lễ hội Phá Bàu) của người Khmer trên địa bàn tỉnh.
Ngày 31/3, tại Trung tâm Văn hóa Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức buổi gặp mặt các vị trụ trì, nhân sĩ, trí thức và Ban quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh và công tác thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn.
Đàn đá là nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai. Loại nhạc cụ này đã khẳng định được giá trị vốn có, nhưng theo thời gian, đàn đá phai nhạt dần. Bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị loại nhạc cụ này đang là việc cấp bách.