Rà soát thực trạng để xác định căn cơ nguyên nhân nghèo đói của người dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình chính sách; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giảm nghèo… là những cách làm của huyện Định Hóa (Thái Nguyên), nhằm thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, giúp cuộc sống của đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc.
Để triển khai hiệu quả Chương trình 135 (CT135), tỉnh Bắc Kạn đã đẩy mạnh việc phân cấp các hạng mục công trình cho cấp xã làm chủ đầu tư. Nhờ đó, các công trình, dự án hoàn thành tiến độ, bảo đảm chất lượng do có sự giám sát và góp sức của Nhân dân; đồng thời góp phần nâng cao năng lực quản lý dự án cho chính quyền cấp xã.
Trong 3 ngày (8 - 10/7) huyện Mang Thít (Vĩnh Long) đã tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự tham dự của 237 đại biểu chính thức, đại diện cho 3.453 đảng viên thuộc 41 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở được Tỉnh ủy Vĩnh Long chọn làm điểm bầu trực tiếp Bí thư Huyện ủy. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự Đại hội. Cùng dự có đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long.
Điện Biên là tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống, chiếm khoảng 80% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, bên cạnh việc tập trung nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tỉnh còn chú trọng thúc đẩy công tác bình đẳng giới (BĐG), tạo sự chuyển biến trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giữa nam và nữ trên mọi lĩnh vực.
Sau 5 năm (2015 - 2020) thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Đây là nền tảng để Mù Cang Chải phấn đấu ra khỏi danh sách huyện nghèo 30a của cả nước trong những năm tới. Trước thềm Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy huyện Mù Cang Chải đã có những chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển xung quanh nội dung này.
Ngày 8/7, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2020 khu vực Tây Nam Bộ. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo 9 Ban Dân tộc trong khu vực và Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh.
Những con số biết nói từ kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS do Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện lần thứ hai năm 2019 vừa công bố cho thấy bức tranh toàn cảnh về đời sống của đồng bào các DTTS.
Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã thực hiện nhiều giải pháp để từng bước ngăn chặn, xóa bỏ nạn tảo hôn. Hiện nay, nạn tảo hôn chủ yếu xảy ra tại 2 xã Hang Kia và Pà Cò.
Với sự hỗ trợ từ các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, nhiều thôn, bản, xã vùng cao của tỉnh Phú Thọ đang từng bước đổi thay, hạ tầng nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện. Nhiều địa phương trở thành những điểm sáng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, từng bước cán đích nông thôn mới.
Ngày 6/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Hội đồng Học viện Dân tộc (HVDT) nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải chủ trì buổi Lễ.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra trong hai ngày 6 - 7/7, tại Hà Nội. Tại phiên trù bị (chiều 6/7), phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã lược ghi ý kiến của một số đại biểu về những thành quả đạt được thời gian qua và kỳ vọng về công tác dân tộc, chính sách dân tộc cùng sự phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Giai đoạn 2020 - 2025, lĩnh vực công tác dân tộc có những thời cơ thuận lợi, đồng thời cũng có rất nhiều thách thức mới. Điều này đòi hỏi các cấp ủy đảng, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi.
Là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước, những năm qua, Đảng bộ và chính quyền huyện biên giới Nậm Pồ (Điện Biên) đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án triển khai các chương trình, chính sách về xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Sự chủ động của Đảng bộ và chính quyền huyện đã góp phần giúp cho đời sống người dân được nâng lên.
So với năm 2015, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản được cải thiện. Tuy nhiên so với mặt bằng chung, tình hình kinh tế-xã hội (KT -XH) của đồng bào DTTS vẫn còn rất nhiều khó khăn. Điều đó đã được thể hiện rõ ràng, cụ thể, sinh động qua Kết quả điều tra thu thập thông tin thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2019. Hội nghị công bố Kết quả điều tra diễn ra chiều ngày 3/7/2020 tại Hà Nội, do Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) phối hợp tổ chức.
Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025” (Quyết định 2086), Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tổ chức rà soát nhu cầu hỗ trợ, đầu tư theo Quyết định 2086, sau khi nguồn vốn của Đề án này được cấp vào cuối năm 2019. Ngay trong năm 2020, các định mức đầu tư đã được xây dựng và chuẩn bị triển khai thực hiện.
Để hiện thực hóa các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các DTTS, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc nhằm giúp đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống.
6 năm làm Phó Trưởng bản, rồi được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An), anh Lo Văn Quyền, 30 tuổi, dân tộc Ơ-đu đã có nhiều đóng góp trong các công tác ở địa phương.
Những ngày này, Đại hội Đảng bộ các cấp đang diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nức trên khắp các vùng miền của đất nước. Tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhiều cán bộ người DTTS đã trúng cử, tham gia cấp ủy. Điều đó cho thấy sự quan tâm đến công tác cán bộ người DTTS của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện để cán bộ người DTTS vươn lên, khẳng định và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Hơn 10 năm di cư lập làng trên khu đất bằng phẳng, phì nhiêu và nhờ sự trợ giúp kịp thời của các cấp chính quyền, đồng bào Mông ở thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Păk (Đăk Lăk) nhanh chóng vượt qua khó khăn, sớm có cuộc sống ổn định.
Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2085/QĐ-TTg về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Sau gần 4 năm triển khai tại Quảng Ninh, Đề án 2085 đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS, tạo điều kiện giúp người dân vươn lên thoát nghèo.