Nhiều năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã huy động tối đa các nguồn lực nhằm giúp người dân tại các vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng đời sống.
Ngày 3/8, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) khai giảng Lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 (công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng và tương đương) và đối tượng 4 (công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo) trên địa bàn tỉnh.
Được đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất… diện mạo nông thôn vùng khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS ngày càng được nâng cao là những thành quả đáng mừng từ việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Mộc Châu (Sơn La).
Chiều ngày 31/7, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 – 2020 và sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2020. Dư hội nghị có ông Tào Việt Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương III và đại diện các cơ quan phụ trách công tác dân tộc trên địa bàn.
“An cư” là một trong những vấn đề hết sức bức thiết để người dân có thể “lạc nghiệp”. Vậy nhưng, con số 20,8% số hộ đồng bào DTTS đang sống trong các ngôi nhà thiếu kiên cố hoặc đơn sơ mới được Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố từ kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS lần thứ hai năm 2019, khiến chúng ta không khỏi giật mình.
Ngày 30/7, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa năm 2020. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Thông cùng lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa dự và chỉ đạo Hội nghị. Tại Hội nghị, 92 đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong cộng đồng DTTS ở Khánh Hòa đã được biểu dương. Cũng tại Hội nghị, nhiều kinh nghiệm quý đã được chia sẻ và khẳng định Người có uy tín chính là trụ cột trong phát triển của các khu dân cư.
Từ đầu năm 2020, tỉnh Quảng Bình đã tích cực triển khai công tác bình đẳng giới (BĐG), vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trong đó, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐG, vì sự tiến bộ của phụ nữ được xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Ngày 29/7, Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức tập huấn cho 90 đại biểu là Người uy tín, trưởng thôn, bản trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai về tuyên truyền công tác dân tộc, chính sách dân tộc và kỹ năng tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS.
Thời gian qua, Thừa Thiên - Huế được biết đến là địa phương tiêu biểu, là điểm sáng trên toàn quốc về thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc. Để đạt được kết quả này, có vai trò nòng cốt trong việc tham mưu, thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc tại địa phương của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Giai đoạn 2016 - 2020, 100% xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 của tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành mục tiêu. Để làm được điều này, Quảng Ninh không chỉ phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp, mà còn có sự chung tay, góp sức của chính người dân.
Sáng 27/7, tại Hà Nội, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT), Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 chủ trì Cuộc họp rà soát công tác chuẩn bị Đại hội. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông; các đồng chí thành viên các Tiểu ban của Đại hội; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Từ những nhiệm vụ đột phá, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã huy động nguồn lực triển khai thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, đồng thời hỗ trợ sản xuất và mở rộng các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả, giúp đồng bào địa phương vươn lên thoát nghèo bền vững.
An Lão là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, toàn huyện có 8/9 xã có đồng bào DTTS sinh sống. Nhiệm kỳ vừa qua (2015 - 2020), từ nguồn vốn của các chương trình, dự án, huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất và an sinh xã hội. Nhờ đó, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, diện mạo nông thôn miền núi ngày một khởi sắc.
Chiều 23/7, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến đã chủ trì cuộc họp với các Tiểu ban Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 để kiểm tra, rà soát tiến độ triển khai các công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn; Hoàng Thị Hạnh; thành viên các Tiểu ban; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị của UBDT.
Những năm qua, huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã triển khai Mô hình “Cơ quan, đơn vị giúp đỡ thôn, buôn khó khăn và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức giúp đỡ hộ nghèo”. Từ Mô hình này, nhiều hộ khó khăn ở các thôn buôn vùng sâu, vùng xa đã từng bước ổn định đời sống kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới đã được tỉnh Nghệ An triển khai từ năm 2016. Tuy nhiên, sau 4 năm, việc thực hiện Quyết định này đang còn nhiều hạn chế; thậm chí chưa được nhiều địa phương quan tâm.
“Điều mong muốn nhất của chúng tôi là bà con ở Xín Cái sẽ được hỗ trợ làm đường bê tông đến tất cả các thôn bản, được xóa nhà tạm bợ và khôi phục lại bản sắc văn hóa của dân tộc Lô Lô…”, đó là lời chia sẻ, kỳ vọng của bà Dùng Thị Vân, dân tộc Lô Lô, Bí thư Chi bộ thôn Cờ Tảng; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).
Ngày 20/7, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo: “Tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025”. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông đồng chủ trì Hội thảo.
Từ năm 2017 đến nay, cùng với nhiều chương trình, dự án chính sách dân tộc, Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen, do Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình chủ trì, đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng ĐBKK; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Trước thềm Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Đại, Bí thư Huyện ủy Văn Quan.