Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy cũng đã xuất hiện những khó khăn, bất cập, nhất là đối với cơ quan công tác dân tộc ở cấp cơ sở.
Sáng 21/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã chủ trì cuộc họp góp ý xây dựng dự thảo Quyết định thành lập Văn phòng điều phối (VPĐP) Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021-2030. Tham dự cuộc họp còn có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn.
Đến thời điểm này, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng thực hiện đạt, vượt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020; đặc biệt là chăm lo phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng có đông đồng bào DTTS. Trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Lâm Văn Mẫn, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng xung quanh nội dung này.
Ngày 20/8/2020, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp nghe Báo cáo về một số Dự án, Tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tham dự cuộc họp còn có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông.
Là một trong những huyện miền núi khó khăn, nơi có đông đồng bào Thái, Mông, Mường sinh sống… các huyện Quan Sơn, Thạch Thành (Thanh Hóa) xác định, phát triển đảng viên người DTTS là nhiệm vụ then chốt, nhằm tăng cường sức chiến đấu của tổ chức đảng; góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 18/8, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi họp nghe báo cáo việc triển khai thực hiện Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (Quyết định 771).
Sáng 18/8, nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, huyện Bảo Thắng tổ chức gặp mặt 89 đại biểu là người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
A Ngo là một trong những xã đầu tiên của huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) về đích trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) và hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả đó đã và đang tác động, làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) của đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã.
Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, có 15 dân tộc anh em sinh sống. Toàn huyện có 10 xã khu vực III; 2 xã thuộc khu vực II và 2 xã thuộc khu vực I. Trong 5 năm qua (2016 - 2020), vùng đồng bào DTTS của huyện đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) chung của toàn huyện.
Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), sau 5 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh, đến nay, 43/45 tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc tiến hành đo đạc, cắm mốc ranh giới sử dụng đất đo đạc lập bản đồ địa chính. Tuy vậy, trên thực tế, công tác quản lý đất đai vẫn còn bất cập, hạn chế cần phải được giải quyết.
Sáng ngày 14/8, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án 10 về “Truyền thông tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Kiểm tra giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình”. Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Lê Sơn Hải, Hoàng Thị Hạnh cùng các thành viên trong Tiểu ban xây dựng Dự án 10, đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị của UBDT.
Dự án “Nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc trong ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” (Dự án) chính thức khởi động tại tỉnh Điện Biên do Ủy ban châu Âu tài trợ, Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng (LIGHT), Trung tâm Phát triển cộng đồng tỉnh Điện Biên và CARE (tổ chức nhân đạo quốc tế) tại Việt Nam triển khai lần đầu tiên tại 24 thôn, bản thuộc 4 xã: Thanh Nưa, Hua Thanh (huyện Ðiện Biên) và Mường Phăng, Pá Khoang (TP. Ðiện Biên Phủ) của tỉnh Ðiện Biên đã tập trung giảm thiểu vấn đề bạo lực giới trong cộng đồng người DTTS, qua đó góp phần thúc đẩy bình đẳng giới.
Sau 5 năm thực hiện, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên các địa bàn còn nhiều khó khăn. Trong giai đoạn tiếp theo, để Chương trình thực sự là “cú hích” phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, cần có những sửa đổi, bổ sung, nhất là về mặt cơ chế, chính sách.
Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc (UBDT) xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo UBDT, sự vào cuộc tích cực của các vụ, đơn vị; đặc biệt đề cao trách nhiệm của người đứng đầu nên công tác CCHC được triển khai hiệu quả, góp phần thiết thực vào thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước.
Chiều 13/8, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Vụ Dân tộc thiểu số.
Chiều ngày 12/8, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp góp ý xây dựng Dự án “Đầu tư phát triển nhóm các dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”. Đây là Dự án 9 nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông cùng các thành viên trong Tiểu ban xây dựng Dự án 9, đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị của UBDT.
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (TKT- XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Lạng Sơn đã xác định nhiều giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, thực tế tại địa phương cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc, cần có cơ chế, chính sách phù hợp trong giai đoạn tới.
Đồng bào dân tộc Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) luôn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong di dân tái định cư, xóa bỏ các hủ tục; tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh Bình Phước có 9 xã khu vực III, 1 xã biên giới và 51 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc diện đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Nguồn lực đầu tư của Chương trình, không chỉ giúp diện mạo nông thôn khởi sắc, mà còn giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, cuộc sống ngày càng no ấm.
Chủ động tiến hành rà soát danh sách các hộ nghèo, lựa chọn, bình xét dân chủ để phân bổ, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thiết bị máy móc hỗ trợ sản xuất theo nhu cầu của người dân… là cách làm mang lại hiệu quả tích cực khi triển khai thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất từ Chương trình 135 trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Thông qua nguồn hỗ trợ, bà con những vùng khó khăn trên địa bàn có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, từng bước ổn định đời sống.