Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đà Bắc (Hòa Bình): Nâng cao hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền tại vùng đồng bào DTTS

Hà Anh - 2 giờ trước

Nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời tăng cường khối Đại đoàn kết dân tộc, những năm qua, tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Đà Bắc nói riêng luôn chú trọng đầu tư cho công tác vận động, tuyên truyền.

Các đại biểu, Người có uy tín trên địa bàn huyện Đà Bắc tham gia lớp tập huấn do Phòng Dân tộc huyện Đà Bắc tổ chức.
Các đại biểu, Người có uy tín trên địa bàn huyện Đà Bắc tham gia lớp tập huấn do Phòng Dân tộc huyện Đà Bắc tổ chức.

Chú trọng công tác vận động, tuyên truyền

Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình với tỷ lệ người dân là đồng bào DTTS chiếm gần 90%, chủ yếu là các dân tộc Mường, Tày, Dao, Kinh, Thái… Đồng bào các DTTS sinh sống ở địa hình đồi núi cao, hiểm trở, việc tiếp cận thông tin khó khăn, trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế. Do đó, huyện Đà Bắc xác định, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các DTTS là nhiệm vụ quan trọng, tiên quyết để thực hiện thành công các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hiện nay, tại huyện Đà Bắc đang thực hiện cùng lúc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) gồm: Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG, trên cơ sở các Quyết định, Nghị định, quy định, hướng dẫn và chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Hoà Bình trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Đà Bắc đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

Ông Bàn Văn Thân (bên phải) Người có uy tín tiêu biểu ở xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc phát huy tốt vai trò của mình trong việc góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Ông Bàn Văn Thân (bên phải) Người có uy tín tiêu biểu ở xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc phát huy tốt vai trò của mình trong việc góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Dao.

Công tác truyền thông, thông tin về các Chương trình 1719 cũng được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đồng bào DTTS, nhất là đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ cộng đồng, Người có uy tín để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Chương trình. 

Triển khai thực hiện Dự án 10 về Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Đà Bắc đặc biệt chú trọng công tác tập huấn, nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ Người có uy tín, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của cán bộ cốt cán và Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bà Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đà Bắc, cho biết: Huyện Đà Bắc hiện có 122 Người có uy tín được công nhận trong cộng đồng. Những năm qua, đội ngũ những Người có uy tín trên địa bàn huyện Đà Bắc đã phát huy tốt vai trò của già làng. Người có uy tín vùng DTTS trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước, cụ thể hóa sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền cơ sở đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Ông Xa Văn Tiến, Người có uy tín, Trưởng dòng họ Xa Sình Vi Quản trao đổi với người dân trong dòng họ về thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Ông Xa Văn Tiến, Người có uy tín, Trưởng dòng họ Xa Sình Vi Quản trao đổi với người dân trong dòng họ về thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Để tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của cán bộ cốt cán và Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong tháng 11 vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Đà Bắc đã tổ chức lớp tập huấn và thăm quan học tập kinh nghiệm cho 51 cán bộ cốt cán và Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tại lớp tập huấn, đại biểu Người có uy tín đã được các báo cáo viên của Ban Dân tộc tỉnh Hoa Bình trình bày, trao đổi một số chuyên đề, nhằm giúp Người có uy tín hiểu rõ hơn, sâu hơn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự và kết quả thực hiện các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc đang thực hiện ở địa phương.

Bên cạnh đó, lớp tập huấn cũng là dịp để các đại biểu học hỏi, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm tốt cùng những khó khăn, vướng mắc trong các hoạt động tại địa phương. thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS tại địa phương.

Nhân rộng những mô hình “dòng họ tự quản”

Mô hình “dòng họ tự quản” được gắn liền với Chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội và 3 chương trình MTQG nhằm nâng cao nhận, ý thức cảnh giác trong dòng họ về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, kiềm chế tai nạn giao thông, đồng thời góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Người dân huyện Đà Bắc thực hiện tốt pháp luật về bảo vệ rừng
Người dân huyện Đà Bắc thực hiện tốt pháp luật về bảo vệ rừng

Tại xã Đồng Chum, từ nhiều năm qua có mô hình “Khu dân cư tự quản" hoạt động rất hiệu quả. Ông Lường Văn Thịnh, Chủ tịch UBND xã Đồng Chum, cho biết: Mô hình bắt đầu được thực hiện từ năm 2007, khởi điểm ở xóm Pà Chè. Khi đó trong xóm xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội như học sinh bỏ học, say rượu, đánh nhau, cờ bạc, trộm cắp xảy ra thường xuyên làm mất an ninh trật tự trên địa bàn xã.

Trước tình hình đó, già làng, trưởng bản, Người có uy tín và Ban Chi ủy xóm đã họp bàn và thống nhất các nội dung để giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội như xây dựng quy ước, hương ước. Thành lập các nhóm hộ gia đình (mỗi nhóm từ 5 - 7 hộ) để quản lý con em và để các nhóm hộ trong gia đình quản lý lẫn nhau. Bên cạnh đó, phát huy tích cực vai trò cán bộ, đảng viên, già làng, Người có uy tín trong công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đến từng nhóm hộ gia đình. Kết quả chỉ trong thời gian ngắn, các tệ nạn xã hội đã giảm rõ rệt, nhiều học sinh đi học trở lại, không còn hiện tượng say rượu quấy phá, đánh nhau.

Sau 1 năm thực hiện, mô hình được nhân ra 9/9 xóm của xã Đồng Chum và nhân rộng ra toàn huyện. Tiêu biểu như dòng họ Xa Sình Vi Quản, một trong những dòng họ người Tày với 614 hộ dân, 2.237 nhân khẩu, sinh sống tập trung tạo 3 xã Đồng Chum, Mường Chiềng, Giáp Đắt (huyện Đà Đắc) ra mắt mô hình “dòng họ tự quản từ năm 2017”. Ông Xa Văn Tiến, Người có uy tín, Trưởng dòng họ Xa Sình Vi Quản, cho biết: Khoảng dăm bảy năm trước, ở các xóm, làng cộng đồng người dân tộc Tày 3 xã Mường Chiềng, Giáp Đắt, Đồng Chum vẫn tồn tại một số hủ tục lạc hậu trong ma chay, lễ lạt, cưới xin. Nhất là tục thách cưới nhiều khi trở thành gánh nặng đối với các gia đình. Là trưởng dòng họ, ông đã nêu ý kiến và bàn bạc, trao đổi với các chi, muột trong họ, để tìm được sự sẻ chia, thống nhất chung. Không đưa vào quy ước, hương ước của xóm, thôn. Đến nay, tục thách cưới cao được lược giảm, phần thủ tục làm lễ còn tối đa 3 bộ đùi lợn.

Trong thực tế cuộc sống ở các gia đình nông thôn thường xảy ra không ít va chạm, xích mích giữa nhà này với nhà kia, ngay cả trong nội bộ gia đình cũng không tránh khỏi. Là trưởng dòng họ Xa Sình Vi Quản với trên 600 hộ dân sinh sống ở địa bàn 3 xã vùng cao, ông Tiến có sự quan tâm, phối hợp, liên hệ mật thiết với đại diện Ban liên lạc, các trưởng muột, trưởng chi để nắm bắt tình hình, có biện pháp giải quyết mâu mắc ngay từ cơ sở. Cách đây chừng 6 năm, trong dòng họ xảy ra một vài vụ việc nổi cộm, như: Trộm cắp, vi phạm trật tự an toàn giao thông… Tuy nhiên, đến nay, tình hình trên được khắc phục gần như triệt để. Trong nội tộc dòng họ phát sinh một số mâu mắc hoặc lục đục, mâu thuẫn giữa vợ chồng, con cái nhưng đều được hòa giải kịp thời, không có trường hợp nào phải chuyển lên chính quyền cơ sở giải quyết.

Xã Tú Lý (huyện Đà Bắc) đa dạng hình thức tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng chống tảo hôn bằng hình thức sân khấu hóa.
Xã Tú Lý (huyện Đà Bắc) đa dạng hình thức tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng chống tảo hôn bằng hình thức sân khấu hóa.

Trong 8 năm qua, Người có uy tín, Trưởng dòng họ Xa Sình Vi Quản Xa Văn Tiến, đã đứng ra phối hợp với các chi bộ Đảng, các tổ chức đoàn thể, các ban, ngành chức năng như Công an, Tư pháp, Dân tộc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… tổ chức hàng trăm đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hàng ngàn lượt người dân. Các thành viên trong dòng họ cung cấp cho lực lượng Công an xã trên 100 nguồn tin có giá trị, phối hợp xử lý nhiều trường hợp vi phạm pháp luật, vận động giao nộp hàng trăm khẩu súng tự chế các loại, phối hợp ngăn chặn các vụ việc xảy ra tại địa bàn 3 xã.

Hoạt động của mô hình dòng họ tự quản an ninh trật tự Xa Sình Vi Quản đã tạo chuyển biến rõ nét trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, nâng cao tinh thần tự quản, tự giác, cảnh giác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; phát huy, giữ gìn đạo đức và truyền thống của gia đình, dòng họ, động viên con, cháu tích cực nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Mô hình giúp 3 xã trở thành một trong những điểm sáng giữ gìn an ninh trật tự ở vùng cao.

Thông qua thực hiện mô hình đã tạo khối đoàn kết trong dòng họ, trong dòng tộc và khối đại đoàn kết thi đua trong toàn dân; có sức thuyết phục trong việc tuyên truyền giáo dục trong mọi thành viên trong gia đình dòng họ, con cháu hiếu thaỏ; ông bà mẫu mực; gia đình hạnh phúc góp phần xây dựng bản làng, quê hương.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Kinh tế - Nguyễn Đình Phục - 2 giờ trước
Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa định hướng cho người dân nhằm từng bước mở lối thoát nghèo.
A Trời với những vũ điệu Tây Nguyên

A Trời với những vũ điệu Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, ngay từ nhỏ, A Trời (sinh năm 1997), thôn Kon Stiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được nuôi dưỡng bởi âm hưởng của những bài dân ca, tiếng cồng chiêng của người Xơ Đăng – nhánh Tơ Đ’rá. Bằng niềm đam mê đặc biệt, A Trời đã nỗ lực luyện tập để thổi hồn vào từng vũ điệu truyền thống dân tộc.
Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Phóng sự - Hoàng Chính - 2 giờ trước
Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng, người nghèo.
Phú Thọ: Thu giữ gần 6.000 sản phẩm gỉa mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Phú Thọ: Thu giữ gần 6.000 sản phẩm gỉa mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Kinh tế - Minh Nhật - 2 giờ trước
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục QLTT tỉnh Phú Thọ phối hợp với Đội QLTT số 7 và Phòng An ninh kinh tế, Công an huyện Thanh Thủy vừa phát hiện, thu giữ gần 6.000 đôi giày giả mạo các nhãn hiệu NIKE, Adidas.
Sơn Dương (Tuyên Quanng): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Sơn Dương (Tuyên Quanng): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 2 giờ trước
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quanng) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Từ tài nguyên di sản đến kinh tế sáng tạo

Từ tài nguyên di sản đến kinh tế sáng tạo

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 18/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ. Nâng cao vị thế của phụ nữ. Từ tài nguyên di sản đến kinh tế sáng tạo. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
An Giang: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng

An Giang: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 2 giờ trước
Ngày 18/12, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang do Đại tá Lê Hoàng Việt - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, tặng quà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lựu (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên).
Đà Bắc (Hòa Bình): Nâng cao hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền tại vùng đồng bào DTTS

Đà Bắc (Hòa Bình): Nâng cao hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền tại vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Hà Anh - 2 giờ trước
Nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời tăng cường khối Đại đoàn kết dân tộc, những năm qua, tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Đà Bắc nói riêng luôn chú trọng đầu tư cho công tác vận động, tuyên truyền.
Từ tài nguyên di sản đến kinh tế sáng tạo

Từ tài nguyên di sản đến kinh tế sáng tạo

Media - BDT - 20:00, 18/12/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 18/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ. Nâng cao vị thế của phụ nữ. Từ tài nguyên di sản đến kinh tế sáng tạo. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự thành thương hiệu có tiếng trong khu vực và trên thế giới

Thủ tướng: Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự thành thương hiệu có tiếng trong khu vực và trên thế giới

Thời sự - PV - 19:00, 18/12/2024
Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng).
Đắk Lắk: Cảnh báo tình trạng học sinh tự chế pháo dịp cận Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Cảnh báo tình trạng học sinh tự chế pháo dịp cận Tết Nguyên đán

Pháp luật - Hoàng Thùy - 18:54, 18/12/2024
Mặc dù, những năm qua, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về nguy hại của việc tự chế pháo, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến pháo nổ. Tuy nhiên, dịp cận Tết Nguyên đán tình trạng học sinh tự chế pháo lại gia tăng. Chưa đầy 1 tuần, lực lượng chức năng đã phát hiện 3 vụ việc với hàng chục học sinh có hành vi tự chế pháo và đã có một số học sinh bị thương phải đi cấp cứu.