Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đà Bắc (Hòa Bình): Lấp đầy “vùng trũng” về tiếp cận pháp luật

Hà Anh - 01:11, 16/12/2024

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng DTTS có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng để nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người dân. Thời gian qua, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã và đang nỗ lực lấp đầy “vùng trũng” về tiếp cận pháp luật cho đồng bào các DTTS tại các xã vùng cao.

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đà Bắc tập huấn kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới, lồng ghép giới cho cán bộ thôn bản.
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đà Bắc tập huấn kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới, lồng ghép giới cho cán bộ thôn bản

Đưa pháp luật đến với người dân

Cuối tháng 10 vừa qua, Hội Nông dân huyện Đà Bắc phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình tổ chức giao lưu sân khấu hóa tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên nông dân vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) năm 2024, tại Nhà văn hóa xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Đêm giao lưu sân khấu hóa có sự tham dự của đại diện một số ban, ngành, đoàn thể trong huyện và 3 đội với 30 thành viên đến từ các xã: Tú Lý, Vầy Nưa, Toàn Sơn. Đêm giao lưu cũng thu hút đông đảo hội viên nông dân và người dân đến xem và cổ vũ 3 phần thi của các đội, gồm: giới thiệu, trắc nghiệm và tiểu phẩm. Nội dung tập trung vào các quy định của pháp luật với đời sống hội viên nông dân vùng đồng bào DTTS, như: chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình; công tác hòa giải ở cơ sở; bảo vệ môi trường sinh thái.

Qua đó, các đội không chỉ thể hiện am hiểu về các chính sách, kiến thức pháp luật mà còn có sự liên hệ chặt chẽ với mọi mặt đời sống vùng đồng bào DTTS tại địa phương; lồng ghép với hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào DTTS; kinh nghiệm vận dụng các quy định pháp luật để giải quyết vấn đề phát sinh ở cơ sở.

Để khán giả, hội viên nông dân được giao lưu, Ban Tổ chức có thêm nội dung giao lưu với khản giả bằng trả lời các câu hỏi. Qua phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm đã một phần giúp cho hội viên nông dân và người dân nắm rõ về nội dung pháp luật và áp dụng vào thực tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, góp phần tạo không khí sôi nổi và vui tươi.

Ông Bùi Đức Biên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình cho rằng, những hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như đêm giao lưu tại xã Tú Lý, huyện Đà Bắc giúp cán bộ, hội viên nông dân vùng đồng bào DTTS tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện các chính sách ưu tiên phát triển vùng đồng bào DTTS. Đồng thời, ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của người dân vùng DTTS.

Xác định vai trò quan trọng của việc “lấp đầy” vùng trũng về tiếp cận pháp luật cho đồng bào vùng DTTS trên địa bàn huyện Đà Bắc, trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được các cơ quan, ban, ngành từ tỉnh đến huyện, xã đặc biệt quan tâm, tổ chức bằng nhiều hình thức, như: Tuyên truyền miệng; tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền qua các hội nghị tập huấn; tuyên truyền qua các hội thi, hội diễn sân khấu hóa, tuyên truyền qua tài liệu, băng rôn, tờ rơi, áp phích…

Phần giới thiệu của một đội thi tại giao lưu sân khấu hóa tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên nông dân vùng đồng bào DTTS&MN huyện Đà Bắc năm 2024.
Phần giới thiệu của một đội thi tại giao lưu sân khấu hóa tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên nông dân vùng đồng bào DTTS&MN huyện Đà Bắc năm 2024

Có thể kể tới hình thức tuyên truyền qua hình thức tập huấn như hồi tháng 7/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đà Bắc đã tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới, lồng ghép giới cho cán bộ thôn, bản. Tham dự có 150 học viên là cán bộ xã, thôn bản, Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc và miền núi trên địa bàn huyện. Qua đợt tập huấn, các học viên được trang bị và nâng cao kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ thôn bản. Qua đó, nâng cao nhận thức và thái độ thực hiện các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết trong phát triển năng lực lồng ghép giới tại vùng đồng bào dân tộc và miền núi cho cán bộ, người làm công tác truyền thông các xã, thôn, bản, góp phần giảm thiểu mất bình đẳng giới vùng đồng bào, DTTS trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Đến giữa năm 2024, toàn huyện Đà Bắc đang duy trì hoạt động của hơn 120 tổ hòa giải ở các xóm, bản, khu dân cư với gần 700 hòa giải viên. Bằng việc tiếp nhận, nắm bắt, giải quyết hòa giải thành công hơn 98% số vụ việc phát sinh trên địa bàn.

Thống kê trong 5 năm (2019 - 2024), các cơ quan, ban, ngành và UBND các xã, thị trấn của huyện Đà Bắc đã phối hợp tổ chức được 1.856 buổi tuyên truyền, hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật, truyền thông từ huyện đến thôn, bản, bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến… với 121.698 lượt người tham gia. Cùng với đó, đã cấp phát 10.532 cuốn tài liệu tuyên truyền cho đồng bào DTTS; tổ chức trợ giúp pháp lý cho 711 người. Qua đó giúp nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền

Trong nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người dân, huyện Đà Bắc thực hiện đa dạng hóa nội dung và hình thức tuyên truyền. Trong đó, ưu tiên tuyên truyền nâng cao nhận thức về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Chương trình xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030; các chính sách có liên quan đến vùng đồng bào DTTS&MN nhằm tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách trên địa bàn huyện.

Hằng năm, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp đã chủ động xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch ngay từ đầu năm. Căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện theo phương châm toàn diện; trong đó tập trung vào một số vấn đề cơ bản, sát với đời sống của người dân như Hiến pháp năm 2013; Luật Dân sự; Luật Đất đai; Luật Phòng, chống ma túy; các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, bảo hiểm xã hội, đăng ký quản lý hộ tịch, chứng thực, thực hiện việc cưới, việc tang theo nếp sống mới; Luật Hôn nhân và Gia đình, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới; tuyên truyền về Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”…

Các nội dung nói trên đã được đội ngũ cán bộ tư pháp, tuyên truyền viên truyền tải đến người dân thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng… Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội và xu thế công nghiệp 4.0, hình thức vận động, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã có nhiều đổi mới theo hướng đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin, góp phần giảm chi phí, nhân lực trong quá trình thực hiện tuyên truyền. Các cổng, trang thông tin điện tử của các ban, ngành, địa phương đã giúp Nhân dân tìm hiểu, tiếp cận, khai thác và sử dụng các văn bản thuộc nhiều lĩnh vực. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo,… cũng được chú trọng với nhiều hình thức sinh động, tránh sự nhàm chán, cứng nhắc, phù hợp với thói quen sử dụng điện thoại thông minh của người dân. Theo ông Xa Vũ Tùng, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đà Bắc, việc đổi mới hình thức tuyên truyền đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; giúp cho đồng bào các dân tộc trong huyện dễ hiểu, dễ nhớ hơn khi tiếp cận với các quy định của pháp luật.

Tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua hình thức tiểu phẩm sân khấu hóa.
Tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua hình thức tiểu phẩm sân khấu hóa

Đặc biệt, thực hiện phương châm hướng mạnh về cơ sở trong tuyên truyền pháp luật, những năm gần đây, công tác tuyên truyền pháp luật đã được chú trọng thực hiện đến tận các thôn, bản, khu dân cư. Phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ tư pháp xã, thị trấn. Chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải được nâng cao đã góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm, bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở trên địa bàn huyện thời gian qua.

Có thể khẳng định, từ chú trọng thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã giúp đồng bào các dân tộc ở huyện vùng cao Đà Bắc nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS cơ bản được ổn định, giữ vững. Đồng bào các dân tộc phát huy sức mạnh đại đoàn kết, tập trung xây dựng nông thôn mới, vươn lên phát triển toàn diện về mọi mặt.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sống, thụ hưởng của người dân trong vùng.
Tin nổi bật trang chủ
Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Tin tức - An Yên - 11 phút trước
Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sống, thụ hưởng của người dân trong vùng.
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài 3)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 16 phút trước
Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh rất đáng ghi nhận. Thành tựu này có sự góp sức không nhỏ của những điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quý, cách làm hay đang được các cấp, ngành, địa phương đúc kết nhân rộng, lan tỏa trong vùng đồng bào DTTS, để cùng nhau phát triển, cùng nhau tiến bước vào kỷ nguyên mới...
Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 20 phút trước
Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo

Hàm Yên (Tuyên Quang): Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 22 phút trước
Qua thực hiện công tác giảm nghèo, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã giúp người dân trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Festival Hoa Mê Linh trong 4 ngày tới hứa hẹn một không gian rực rỡ sắc hoa

Festival Hoa Mê Linh trong 4 ngày tới hứa hẹn một không gian rực rỡ sắc hoa

Du lịch - Minh Nhật - 29 phút trước
Theo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 26 - 29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh.
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuổi trẻ Việt Nam báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Tuổi trẻ Việt Nam báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Tin tức - Văn Hoa - 29 phút trước
Sáng 17/12, trước phiên khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029, 980 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 21 triệu hội viên, thanh niên trên khắp mọi miền đất nước đã thực hiện Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác thi đua tại Thanh Hóa

Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác thi đua tại Thanh Hóa

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 32 phút trước
Sáng 17/12, tại Thanh Hóa, Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình chủ trì Hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa; Lãnh đạo và các công chức theo dõi công tác thi đua của các Ban Dân tộc trong Cụm thi đua.
Xóa đói giảm nghèo từ mô hình trồng quế ở Tràng Định

Xóa đói giảm nghèo từ mô hình trồng quế ở Tràng Định

Công tác Dân tộc - Thanh Phong-Thúy Hồng - 2 giờ trước
Nhận thấy giá trị từ cây quế đem lại, thời gian qua, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tích cực vận động Nhân dân trồng cây quế để phát triển kinh tế. Với giá trị kinh tế cao, cây quế đã và đang là cây trồng chủ lực giúp đời sống của bà con địa phương từng ngày khởi sắc.
Đức Cơ (Gia Lai): Nhiều mô hình thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi

Đức Cơ (Gia Lai): Nhiều mô hình thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi

Xã hội - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội LHPN huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã có nhiều cách làm sáng tạo, triển khai nhiều mô hình ý nghĩa mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Qua đó, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.
Đồng bào Rơ Măm kỳ vọng từ kết quả Cuộc điều tra 53 DTTS sẽ tiếp tục có nhiều chính sách đầu tư cho các DTTS rất ít người

Đồng bào Rơ Măm kỳ vọng từ kết quả Cuộc điều tra 53 DTTS sẽ tiếp tục có nhiều chính sách đầu tư cho các DTTS rất ít người

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Theo kết quả Cuộc điều tra tình hình kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, dân tộc rất ít người Rơ Măm sinh sống tập trung ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum), với 150 hộ, 693 nhân khẩu; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,3%, hộ cận nghèo chiếm 36,4%. Từ kết quả của cuộc điều tra, Trung ương và tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều Chương trình, Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với dân tộc Rơ Măm. Qua đó, làm thay đổi toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của dân tộc Rơ Măm.