Nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông, đồng bào DTTS ở các địa phương miền núi tỉnh Khánh Hòa ngày càng nâng cao nhận thức về bình đẳng giới (BĐG), nhiều cặp vợ chồng đã biết chia sẻ với nhau công việc nhà, nuôi dạy con cái.
Lấy chồng khi tuổi vị thành niên, ngoài 30 tuổi, nhiều phụ nữ đã sinh 5 - 6 người con, thậm chí lên chức ông bà. Không ít em học sinh bỏ học giữa chừng để lấy chồng, cưới vợ… Đó là câu chuyện buồn dai dẳng về tình trạng tảo hôn diễn ra suốt bao nhiêu năm qua ở xã Quảng Hòa, huyện Đăk G’long (Đăk Nông).
Khéo léo, linh hoạt, sáng tạo là cách làm“dân vận khéo” tại vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Điện Biên. Nhờ đó trong mọi công việc luôn nhận được sự đồng thuận của Nhân dân, tạo sự chuyển biến về kinh tế - xã hội (KT-XH), khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Chiều 1/6, nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, Vụ Địa phương II (Ủy ban Dân tộc), cùng Công ty cổ phần sản xuất biến thế HBT Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn Đăk Lăk tổ chức tặng quà cho 200 em học sinh DTTS thuộc diện nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và mồ côi đang được cơ sở Lưu trú sắc tộc Têrêxa, TP. Buôn Ma Thuột nuôi dưỡng.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, người dân được cấp điện, nước sạch để sinh hoạt, được hỗ trợ tín dụng để phát triển sản xuất, diện mạo vùng đồng bào DTTS đang ngày càng thay đổi mạnh mẽ... Đó là những kết quả tích cực trong việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Mục tiêu của tỉnh Bạc Liêu đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn dưới 1%, trên địa bàn tỉnh không còn người nghèo khó khăn về nhà ở. Để đạt mục tiêu này, ngoài những sự trợ giúp về vật chất, về phương tiện và kiến thức thì công tác tuyên truyền, vận động, thay đổi nhận thức, hành vi của người nghèo là rất quan trọng.
Ngày 1/6/2020, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã chủ trì Hội nghị giao ban công tác tháng 5 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 6/2020 của UBDT. Cùng dự có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Lê Sơn Hải, Y Thông, đại diện lãnh đạo các Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Năm 1992, tỉnh Ninh Thuận được tái lập, khi đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 28,13%, đến nay tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 6,74%. Đây là một bước tiến đáng ghi nhận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Đan Lai là dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An. Dân tộc Đan Lai trước đây đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì nghèo đói, lạc hậu và hôn nhân cận huyết thống… Nhưng bây giờ, cuộc sống của người Đan Lai đã đổi thay và đang tự tin hòa nhập với cộng đồng các dân tộc anh em.
An Lão là huyện miền núi của tỉnh Bình Định với gần 40% dân số là đồng bào DTTS. Trong giai đoạn 2009 - 2019, từ nguồn vốn của các chương trình, dự án, huyện đã được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất và an sinh xã hội. Nhờ đó, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, diện mạo nông thôn miền núi ngày một khởi sắc.
Ngày 28/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh đã chủ trì buổi làm việc với Vụ Dân tộc thiểu số (DTTS) về việc rà soát thực hiện kế hoạch 5 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ tháng 6/2020.
Khẳng định sự cần thiết và đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình MTQG)... là những vấn đề được đặt ra trong phiên họp ngày 28/5 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Huyện Kim Bôi (Hòa Bình) những năm trước đây từng là “huyện 30a” với điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) hết sức khó khăn. Nhờ những nỗ lực không ngừng trong thực hiện công tác dân tộc, trong giai đoạn 2015 - 2020, KT-XH vùng đồng bào DTTS của huyện đã có những chuyển biến tích cực, đời sống của người dân được nâng lên.
Sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, những vấn đề liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc đã được Chính phủ, Ủy ban Dân tộc (UBDT) quan tâm, triển khai quyết liệt. Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV này sẽ tiếp tục xem xét, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Bao nhiêu năm gắn bó với công tác dân tộc, là chừng ấy thời gian chị Bàn Thị Thanh, Phó Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội - Dân tộc huyện Tràng Định (Lạng Sơn) gắn bó với các thôn, bản vùng sâu, vùng xa trên địa bàn. Chị luôn tâm niệm và mong muốn góp sức lực của mình giúp đồng bào DTTS có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bằng những chương trình hành động cụ thể, thiết thực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Ba Vì, huyện Ba Vì (TP. Hà Nội) ngày càng được nâng lên. Trong niềm vui, hân hoan, Ba Vì bước vào Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, với quyết tâm tiếp tục phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Sinh ra và lớn lên ở làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), ông Đinh Văn Lung, dân tộc Ba Na, đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau. Trong đó có thời gian hơn một nhiệm kỳ làm Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định, ông hết lòng vì công việc, là cán bộ gương mẫu, đóng góp tích cực vào công tác dân tộc của tỉnh.
Từ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách ưu tiên của Trung ương, của tỉnh cho vùng đồng bào DTTS, huyện biên giới Tây Giang (Quảng Nam) từng bước làm tốt công tác giảm nghèo, nhất là nâng cao nhận thức của đồng bào Cơ-tu về nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Trong số báo 1622, ra ngày 15/5/2020, Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh những kết quả nổi bật sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM) của các địa phương vùng DTTS và miền núi. Nhưng để hoàn thiện, từ đó nâng cao các tiêu chí NTM thì các địa phương vùng DTTS và miền núi vẫn cần thêm nguồn lực lớn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI nhiệm kỳ 2015 - 2020, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc của huyện đã chung sức, đồng lòng tạo được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo diện mạo mới cho huyện vùng cao, biên giới.